ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 124

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

“nò Xiêm”) là cá biển khơi bị sóng gió triền miên, rồi
di chuyển tới gốc cây kế bên, từ từ vào mình nò. Cửa
nò mở rộng rãi nhưng cá không ra, sợ sóng gió.

Ở rừng tràm ven biển từ Cà Mau, Rạch Giá đến Hà

Tiên ngày trước, nghề quan trọng nhất là “ăn ong”, tức
nghề lấy sáp và mật ong. Thuở xưa, ong nhiều không
người hái, ổ ong rơi rụng, lềnh bềnh, trên sông trắng
xóa màu sáp. Người Khơme gọi vùng Rạch Giá là “xứ
sáp trắng” (Kramun So). Người ăn ong lãnh thầu từng
khu rừng, thường lấy con rạch thiên nhiên làm ranh giới
cho tiện, hằng năm trả thuế, gọi “thuế phong ngạn”, cho
Nhà nước. Trong khu vực ấy, họ gác kèo: bố trí từng
khúc cây ngắn, đặt nghiêng nghiêng trên cao như kèo
nhà, nếu hợp môi trường ánh nắng và hướng gió, ong
mật đáp vào kèo làm ổ.

Sáp, một nguồn lợi lớn, bán cho tàu buôn Hải Nam.

Kỹ thuật gác kèo là sáng tạo của người Việt. Người
Khơme thâu hoạch những tổ ong thiên nhiên.

Ngày trước, sáp bán giá cao, cần thiết cho mọi cuộc

quan hôn tang tế, thường được dùng lo hối lộ cho quan
to quan nhỏ, gọi khôi hài là “đút sáp cho quan”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.