ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 122

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

nước ngược nước xuôi, như bài Vè lái rổi mô tả, để vào
sông Bến Lức về Sài Gòn.

Cá bán tại sở, đong bằng giỏ tre, đến Sài Gòn bán

theo tạ, theo yến.

Dụng cụ và kỹ thuật bắt cá đồng bằng sông Cửu Long

rất đa dạng, từ đứa bé lặn hụp dưới rạch cạn dùng hai
tay mà bắt đến câu cắm, câu giăng, câu nhấp, lưới bén.

Đìa

là ao nhân tạo, cá đẻ con đi ăn trên đồng vào

mùa nước nổi, khi nắng hạn đồng khô thì cá xuống đìa,
tát lên mà bắt. Tát đìa thời xưa là công việc nặng nhọc
nhưng thâu hoạch nhiều.

Bắt cá theo qui mô lớn vẫn là “xây rọ” với đăng sậy,

cắm xuống theo một sơ đồ linh động, tùy theo hướng
nước chảy và vị trí con rạch. Nguyên tắc của rọ là bố trí
hàng đăng, giống như cái quặng (phễu), tạo điều kiện
thuận lợi cho con cá ở ngọn rạch êm ái chui vào, trên
đường trở ra sông cái lúc nước ròng. Phải hướng dẫn từ
từ, cá lội nương theo tấm đăng cánh (kiếng) để vào cái
bầu thứ nhứt (bầu thả) rồi chui qua hom, vào cái bầu
thứ nhì, chật hơn (bầu rút), để sau rốt gom vào mình
rọ. Chủ rọ có thể xúc hàng ngàn kí-lô cá, tùy mùa và
tùy tài xây rọ. Xây rọ êm thì cá vào thong dong, ngược
lại thì rọ tức, cá không vào, cứ lội ở ngoài vòng. Mỗi
hệ thống rọ có thể dài hàng trăm mét với những đăng
những hom, sắp đặt quanh co, kiểu bướm lộn.

Đúc kết nguyên tắc xây rọ là một quá trình dài, các

thầy rọ hành nghề lưu động, được ưu đãi. Khi khởi công
xây, phải lựa ngày lành tháng tốt (ngày bổ tróc), cúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.