SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Gầm ở Rừng Sác, Nhà Bè, Hố Nai, Gò Cây Mai, Mười
Tám Thôn Vườn Trầu, sông Tiền, sông Hậu.
Doãn Uẩn quê Nam Định, vào Nam làm quan ở
An Giang, ca ngợi miền Nam có trái dưa hấu, chín vào
tiết Đông Xuân và hoa sen nở quanh năm. Thú vui thả
thuyền trên sông Hậu cũng được ông làm thơ nhắc tới:
mùa mưa vừa dứt, cá lội đầy (nên hiểu mùa cá linh), bãi
sông cỏ xanh tươi, chim cò bay từng đàn. Buổi chiều
được mô tả “cảnh trí như tranh họa”.
Người nghèo cũng sống khác hơn thời cha ông còn
ở bổn quán. Họ thường chọn quy chế “dân lậu”: khỏi
đóng thuế cho vua nhưng phải phục dịch hương chức
làng (ban ngày chèo ghe, làm cỏ công sở; ban đêm đi
tuần canh) hoặc đi lính thuê thay con cháu nhà khá giả.
Khẩn đất mà thiếu vốn thì uổng công vô ích, khẩn xong
thì đất lại trở vào tay chủ nợ. Họ thích sống tùy tiện,
lang thang. Trong vùng đất hoang nhàn chưa ai tranh
chấp, họ cất chòi nhỏ, gọi là “dựng thum” (tiếng Khơme,
thum
: chòi tạm để rình thú hoặc rình đâm cá), cất sườn
chòi sơ sài, lấy cỏ u-du (một loại lác) lợp đỡ mưa nắng,
hoặc hạ chòi mui (lấy cái mui xuồng đem lên bờ, cả
gia đình ngồi lóm thóm bên trong). Nghề đập lúa ma
(khai thác lúa trời, lúa hoang), đâm cá bông, xom lươn
có thể giúp gia đình sống qua ngày nhưng rốt cuộc lại
bó thân đi làm bạn chèo ghe, ở bạn cho điền chủ. Hoặc
làm “ruộng dạo” sống định cư từng năm: mướn đất của
điền chủ chừng một mẫu, vay nợ làm thử, trúng mùa thì
tiếp tục làm thêm năm sau, thất bát thì trốn nợ bỏ qua