SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Mỗi năm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Ca dao nhưng cũng là câu thai đố (Xuất quả, đáp:
trái mãng cầu).
Lễ dẫy mả của người Việt cử hành đơn giản vào
những ngày cuối tháng Chạp, trong khi người Hoa ăn
lễ Thanh minh vào tiết tháng Ba, với lễ vật linh đình,
quần áo lòe loẹt.
Hát bội
phổ biến, mọi người ưa thích, giành nhau
mời gánh hát đến. Các quan to, nhà giàu sắm gánh hát
bội riêng (như Nguyễn Văn Thoại, Lê Văn Duyệt), danh
còn truyền là kép Hứa Văn.
Trong dân gian, hò mái đẩy lần hồi cải biến.
Hát bài chòi
biến ra điệu nói thơ Lục Vân Tiên. Lúc
vui, bạn bè hát cho nhau nghe, với bộ tịch, vài đoạn học
lóm trong tuồng hát bội.
Trong khi quan lại, điền chủ di chuyển với loại ghe
có mui chạm trổ (ghe bầu, ghe điễu) thì người lưu dân
sống nghêu ngao với chiếc xuồng nát, lấy nóp làm mùng,
bếp lửa là cái cà-ràng bể, cơm gần chín trên ba ông táo,
có thể cào than ra để nướng cá hay nướng rắn. Đêm đến,
cứ tiếp tục un khói trong cà-ràng ấy cho tới hừng đông.
Người có nhà cửa nhưng vỡ nợ, trốn đi xứ khách là
chuyện thường. Tệ đoan “đào vong, điêu háo” khiến số
dân đinh nhiều làng giảm sút tới mức đáng ngại, dân
trong làng còn đó nhưng phần đông đã mất “tư cách”,
không được chánh thức coi là dân nữa.