ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 131

131

khuyết danh Gia Định hoài cổ vịnh (có người cho là
của Ngô Nhân Tịnh) chỉ mô tả riêng vùng Bến Nghé
và Chợ Lớn. Vào Gia Định đồng nghĩa với vào Bến
Nghé - Sài Gòn.

Gia Định “nhứt thóc nhì cau” như Lê Quý Đôn đã

ghi lại ở Phủ Biên Tạp Lục nên được hiểu là vùng đồng
bằng sông Cửu Long, với Mỹ Tho, Chợ Gạo, Cái Bè,
Sa Đéc.

Hai chữ Gia Định bao trùm thôn quê lẫn chợ búa

gần xa, như vậy chứng tỏ Bến Nghé - Sài Gòn và đồng
bằng sông Cửu Long gắn chặt hữu cơ với nhau.

Những cuộc xâm lăng của quân Xiêm từ phía vịnh

Xiêm La đến đều nhắm vào Bến Nghé - Sài Gòn. Trong
cuộc tranh chấp dai dẳng giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn,
ai chiếm được Bến Nghé - Sài Gòn thì nắm chắc phần
thắng. Bến Nghé là nơi cư trú của quan lại, nơi tập trung
các cơ quan quân sự, hành chính. Chợ Lớn đóng vai trò
hàng dự trữ từ đồng bằng đưa về, theo đường thủy, qua
rạch Bến Lức.

Trong bài Vè lái rỗi ngày trước có câu “Bến Lức này

khác thể (nào khác) kinh kỳ”, tả sự khoan khoái của bạn
lái sau những ngày chèo chống nước ngược nước xuôi,
từ Hồng Ngự theo sông Tiền vào Ba Rài, Rạch Chanh.
Tới Bến Lức, bạn lái “định tính mặc sức ăn chơi” tạm
nghỉ một hôm vì đã đạt mục tiêu, tới ngưỡng cửa Sài
Gòn. Và trên đường tới Sài Gòn, lại còn phải đề phòng
bọn chuyên ăn trộm dưới sông (gọi là bối), từ đời Gia
Long, đã nổi danh “bối Ba Cụm” (ở ba cụm cây đa to).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.