ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 132

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

Khi đi hay lượt về, chủ ghe có thể dừng lại để tu sửa
chèo, buồm ở Chợ Đệm.

Khi Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng giải thể thành

Gia Định, chia làm sáu tỉnh (năm 1832). Tỉnh Gia Định
chính thức lập năm 1836 (chính thức đặt tên), phạm vi
khá rộng, ăn tận biên giới, mà Tây Ninh là một huyện, về
phía Tây, gồm luôn Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công tận
biển, một phần lớn vùng đất phì nhiêu sát Chợ Gạo, luôn
cả vùng Tân An, Kỳ Sơn, theo sông Vàm Cỏ Tây đi lên.

Vùng nội thành ngày xưa vẫn chia ra từng thôn,

xã với tổng, huyện, phủ. Bài Gia Định hoài cổ vịnh tả
cảnh trí bấy giờ:

Trước phường phố bày hàng, bày hóa,
Sau nhà quê trồng bắp, trồng khoai.

Sát bên chợ phố là ruộng, từ Phú Thọ, Bình Thới,

Bình Tiên, Phú Lâm, Bà Hom, chưa nói đến vùng xa như
An Nhơn, Gò Vấp, Hóc Môn. Ruộng lại ở sát ngoại ô
Chợ Lớn như Bình Điền, Bình Chánh, chưa kể đến Rạch
Kiến. Vùng chung quanh chùa ông Ngộ (Cần Giuộc)
nhiều lúa gạo, bắt đầu từ công lao trừ cọp dữ của chính
ông Ngộ, vào những năm đầu đời Gia Long. Làm ruộng
ở sát bên chợ Sài Gòn, bán với giá cao, không tốn công
chuyên chở nhiều.

Hàng xuất khẩu của Gia Định thời ấy gồm lúa gạo

là chính yếu. Ngoài ra, còn cá khô: khô cá bông (loại
cá lóc, mình có bông như trăn), tôm khô...

Hàng nhập khẩu phần lớn từ Quảng Đông tới: lụa,

trái cây khô, nhang, quạt, trà, tô, chén, thuốc uống v.v...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.