ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 164

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

Vài người giàu có đã tung tiền cho bọn đàn em đến vùng
đất mới, mướn người cắm ranh từng sở rồi gom lại trở
thành điền chủ. Điển hình nhất là trường hợp đào kinh
Cái Sắn, nối Rạch Giá qua Long Xuyên. Hai bờ kinh, đất
rộng bạt ngàn, quanh năm nước ngọt, đường chuyên chở
về Sài Gòn thuận lợi, nhờ vậy đất có giá. Làng Thạnh
Hòa tập trung những người từ phương xa đến cắm ranh.
Trong vòng ba năm 17.000 héc-ta đất bị chia manh mún
chẳng biết ai phải ai quấy, từ người dân có thiện chí lập
nghiệp, đến bọn đầu cơ nhiều quyền thế đã nạp đơn với
Thống đốc Nam Kỳ để xin khẩn phần đất trên lý thuyết
còn hoang vu mà họ chưa bao giờ đặt chân tới.

Đất hoang vô chủ là của nhà nước, công văn thời

ấy gọi là công thổ (domaine local), để khỏi trùng hợp
với hai tiếng công điền (đất công điền của làng). Nghị
định ngày 13-6-1929 quy định thể thức khẩn đất, với
12 giai đoạn khó khăn về thủ tục, từ lúc làm đơn đến
khi được cấp bằng khoán.

Năm 1930, nghị định ngày 25 tháng 6, thực dân

đưa ra quy hoạch lớn toàn Nam Kỳ. Không cho khai
khẩn nữa, vì đã hết đất, chỉ chấp nhận những đơn xin
khẩn vùng Rừng Sác (huyện Duyên Hải, Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay), Đồng Tháp Mười, vùng đất Láng
phía Nam Bảy Núi (nay gọi khu Tứ giác), một phần
đất chừng 150.000 héc-ta ở phía U Minh (Rạch Giá)
và phía Bạc Liêu.

Nghiên cứu về đất đai ở Nam Bộ, cần chú ý những

đặc điểm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.