ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 165

165

- Vùng đất cũ, với những tỉnh cũ, nếp sống đã định

hình trước khi người Pháp đến gồm đa số đất giồng,
thuận lợi canh tác, được tiêu tưới với sông rạch thiên
nhiên. Tỉnh Gia Định (Cần Giuộc, Tân An, Gò Công),
tỉnh Định Tường (Ba Giồng, Rạch Gầm, Cái Bè, Cái
Thia, Cai Lậy), tỉnh Vĩnh Long (Bến Tre, Trà Vinh,
Trà Ôn) chiếm đến 80 phần trăm ruộng tốt vào thời ấy.
Vùng này gọi là Miệt Vườn.

- Vùng đất mới, đất đồng, thiếu đường giao thông

thiên nhiên, thiếu rạch nhỏ, đất phèn và thấp là phần
còn lại của Nam Bộ được mở mang nhờ kế hoạch đào
kinh của người Pháp, gọi tạm là những tỉnh mới.

- Kinh xáng đào lên, muốn thâu kết quả phải chờ 5

hoặc 10 năm sau. Dân ta rất nhạy bén, hễ thấy đất có
tương lai là dám chịu cực, dám đi xa. Trường hợp Cần
Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu chứng tỏ điều ấy.

Đến năm 1930, việc khẩn hoang, cơ sở bóc lột của

thực dân đã bế tắc về cơ bản. Cũng là cáo chung cái thời
“anh hùng khẩn hoang” theo kiểu nông nghiệp lạc hậu.
Chân trời đóng khung lại, đòi hỏi lối thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.