ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 163

163

Để bổ sung, nghị định ngày 15-10-1890 thêm điều

kiện, buộc người trưng khẩn khai thác trong thời hạn
năm năm và nhà nước được quyền lấy đất lại khi cần,
vì lợi ích công cộng (làm đường, đào kinh). Nghị định
ngày 10-5-1893 nêu rõ phần đất trưng khẩn không được
chiếm quá 1/4 diện tích ở mặt tiền sông, rạch (đề phòng
trường hợp khẩn đất vùng phố chợ, đất thổ cư, vùng mới
đào kinh). Theo tinh thần nghị định ngày 27-1-1896,
nếu người trưng khẩn không thừa nhận, bỏ hoang hoặc
đi xứ khác, con cái không chịu thừa kế thì đất trở về
nhà nước.

Những nghị định kế tiếp nhằm hạn chế trưng khẩn.

Đại khái, nhà nước bán đất trồng cao su với giá vừa phải
(gọi là giá thuận mãi). Đất trên 1.000 héc-ta do Toàn
quyền Đông Dương định đoạt. Đối với thân hào, nhân
sĩ hữu công với nhà nước Pháp, cấp không một lần 300
héc-ta mà thôi, muốn khẩn thêm 300 héc-ta nữa thì phải
khai thác xong ít nhứt 4/5 diện tích đã được hưởng và
không được hưởng lần thứ ba.

Một nghị định quan trọng ký vào ngày 4-10-1928

nghiêm cấm chiếm đất hoang, cắm ranh, làm ruộng trước
rồi xin hợp thức hóa sau. Việc tự ý chiếm đất vô chủ gần
như được khuyến khích từ trước đã đến mức gây khó
khăn cho nhà nước thuộc địa. Như đã nói, công trình
đào kinh xáng ở Rạch Giá, Bạc Liêu gây hào hứng cho
người muốn khẩn hoang, đồng thời cũng tạo cơ hội cho
kẻ quyền thế nắm luật lệ cướp phần đất của người khác
đang canh tác nhưng chưa được luật pháp nhìn nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.