ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 161

161

rằng “tiền vốn của nước Pháp, lúa gạo của nông dân Việt
Nam nhưng đem lợi tức cho người Hoa mua bán lúa”.

Phía Đồng Tháp Mười phỏng định non 900.000 héc-

ta bị ngập lụt, đã canh tác hơn 100.000 héc-ta từ năm
1873. Giống lúa sạ (cao giàn, mọc theo nước) được
khuyến khích, năng suất tuy kém nhưng ít tốn công.
Trong tình hình mới, làm ruộng sạ vẫn có lợi. Cuối năm
1901, chủ tỉnh Châu Đốc loan tin trên Gia Định Báo
về loại “lúa sông lớn”, còn gọi “lúa nước nổi”, do Phan
Văn Vàng đem giống từ “bên bắc xứ Kratié”, làm thử
tại làng Đa Phước rồi làng Phước Hưng, Hà Bao (Châu
Đốc), một héc-ta có thể đem lại từ 120 - 130 giạ. Từ năm
1900, lúa sạ phổ biến rộng rãi, cộng với 100.000 héc-ta
lúa cấy vừa kể đã giúp cho Đồng Tháp Mười khai thác
được khoảng 534.000 héc-ta, tức là 2/3 diện tích. Tính
đến năm 1930, còn lại hơn 200.000 héc-ta quá phèn,
không trồng tỉa được.

Điền chủ Việt Nam và Pháp làm đơn xin khẩn đất

Đồng Tháp Mười từ kinh Bo Bo, kinh Lagrange vừa
đào, nhưng 30.000 mẫu trưng khẩn này bỏ hoang, nhà
nước ngưng đào kinh để dồn lực lượng xáng về phía Bạc
Liêu, Rạch Giá. Năm 1927, đặt kế hoạch mở mang trở
lại vùng Đồng Tháp Mười, trong bốn năm 1928-1932,
dự trù đào bốn con kinh: Nối kinh Lagrange về phía
sông Vàm Cỏ Tây, nối kinh Lagrange về phía kinh 4-bis,
đào nối kinh Tổng đốc Lộc vào kinh Lagrange... Nhưng
theo nhà cầm quyền và các chuyên gia, giải quyết vùng
trũng Đồng Tháp là vấn đề dành cho tương lai rất xa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.