SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Trong 37 năm (1893-1930), bình quân mỗi năm tăng
thêm 35.000 héc-ta ruộng, tổng cộng 1.800.000 héc-ta
đất đưa vào canh tác. Từ năm 1885 đến 1930, tổn phí
đào kinh là 48 triệu đồng, nhưng chánh phủ thâu lợi quá
to, thêm thuế điền, thuế xuất khẩu lúa gạo, và tiền bán
đất theo kiểu thuận mãi hoặc đấu giá.
Chánh phủ Pháp cũng nhìn nhận rằng những kinh đào
này nhằm vào yêu cầu giao thông vận tải hơn là yêu cầu
tiêu tưới. Kế hoạch thường là tùy tiện, kém khoa học,
thiếu kinh nhỏ nối liền kinh phụ và kinh lớn, lắm khi
biến đất tốt thành đất xấu, làm cạn nước hoặc đưa nước
mặn vào. Đất chưa được tận dụng theo kiểu thâm canh.
Mức khai khẩn nhanh chóng là nhờ dân số tăng, kỹ
thuật còn lạc hậu, sức người là chính yếu. Đây không
phải là gia tăng dân số tại chỗ, nhưng là người từ miền
Tiền Giang (Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre) kéo
xuống. Thêm yếu tố đáng kể là người Hoa đến Nam Kỳ
ngày càng đông do thực dân dung túng, kiểm soát không
chặt chẽ, lại còn nâng đỡ. Giới mại bản người Hoa ở
Chợ Lớn đưa người Hoa về tận thôn quê để mua lúa, ra
vốn cho nông dân làm mùa, bán trước những nhu yếu
phẩm, tới mùa trả lại bằng lúa. Vốn của giới mại bản
rất lớn, đem từ Hương Cảng, từ Singapore vào, lại được
bảo đảm vay thêm từ ngân hàng ở Sài Gòn.
Tên chủ tỉnh Nicolai nổi danh tích cực bảo vệ quyền
lợi thực dân cũng nhìn nhận, nhân dịp đào kinh Trà Ôn.
Kinh này đưa lúa từ Hậu Giang (Bạc Liêu, Rạch Giá,
Cần Thơ, Sóc Trăng) về Sài Gòn, ngày đêm tấp nập,