ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 159

159

thủy (kinh Thoại Hà, Núi Sập), con lộ đầu tiên ăn về
phía Cần Thơ thành hình vào năm 1916. Kinh Cái Sắn
(nối từ rạch Cái Sắn, bờ sông Hậu đến Rạch Sỏi của
Rạch Giá) do xáng đào rất trễ, từ 1922 đến 1923, lộ sát
bờ kinh này khởi công đắp năm 1926, đến năm 1931
mới lưu thông được. Kinh đào ở Rạch Giá nối qua sông
Hậu, từ ngọn của sông Cái Bé ăn qua Ô Môn, Thốt Nốt.
Một số kinh khác nhằm khai thông nước đọng vùng U
Minh - Rạch Giá, ăn xuống Cà Mau theo đường thủy,
với tàu và thuyền, để chở lúa, chở củi. Rất nhiều kinh
nhỏ đào nhờ sức dân làm xâu cũng như lộ xe. Việc tranh
đấu của dân xâu gây ít nhiều khó khăn cho thực dân.
Trong hoàn cảnh đất rộng, người thưa, dân xâu làm việc
xa nhà, ăn uống thiếu thốn, điều kiện vệ sinh tối thiểu
không được bảo đảm. Ở đất mới, từ khi đào kinh, giá
đất tăng lên rất nhanh. So với Gò Công, đất đã tốt lại
gần thị trường Chợ Lớn, một héc-ta trị giá từ 200 đến
300 đồng bạc Đông Dương, trong khi đất tốt ở Cà Mau
bán không hơn 100 đồng.

Tính đến năm 1930, ở Nam Bộ, trọng tâm là miền

Hậu Giang (Cần Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu), đã dùng xáng
đào khoảng 180 triệu mét khối đất, cao hơn khối lượng
đào mở kinh Suez ở Ai Cập. Khối lượng này chia ra:

- 650km kinh lớn, theo tiêu chuẩn bề ngang trên

miệng 30 mét, tàu thuyền có lườn ăn 2,5 mét lưu
thông được.

- 2.500km kinh phụ
- Một số kinh linh tinh, nhỏ hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.