ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 158

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

liên tưởng đến một thành phố, rạch là con đường, nhà
hai bên sắp hàng ngay thẳng.

- 1890 - 1900: Khởi đào những kinh Xà No, Trà Ết,

Long Mỹ (Lái Hiếu).

- 1900 - 1920: Đào kinh Thốt Nốt, Thị Đội, Thới

Lai, Ô Môn, Trà Lồng, Cái Vồn.

Trong hai giai đoạn này, đào hơn 350km kinh lớn. Ở

Sóc Trăng, từ năm 1890 diện tích canh tác gia tăng đều
đặn đến 1930, xem như là dứt. Vùng Ngã Bảy (Phụng
Hiệp) trước kia là cánh đồng thấp, trở thành một quận,
nằm trên đường thủy, đưa lúa gạo từ Bạc Liêu - Cà Mau
lên Sài Gòn.

Ven biển vịnh Xiêm La ít người, đất đồng lần hồi

khai thác, kinh rạch đào muộn hơn miền Tiền Giang,
nhưng khi vừa khởi đào thì điền chủ các nơi thi nhau đến
dành phần, kể cả người Pháp. Một số công chức cũng
say mê khẩn đất, họ hiểu rành luật lệ hơn người khác
và thừa khả năng giao thiệp được với những ngành đủ
thẩm quyền. Có thể nói: Vùng Rạch Giá - Cà Mau đến
năm 1930 chiếm hơn 1/4 diện tích ruộng lúa toàn Nam
Kỳ, bắt đầu khai thác trên quy mô lớn từ năm 1900,
cụ thể là từ năm 1910. Ở Bạc Liêu (bao trùm luôn Cà
Mau), con lộ nối Bạc Liêu - Cà Mau đến năm 1897 mới
tạm đắp xong nhờ cưỡng bức dân đi làm xâu, trải đất
hầm chín thay cho đá. Con rạch nối Bạc Liêu - Cà Mau
hoàn thành vào năm 1914 để rồi trong thời gian Thế
giới chiến tranh thứ nhứt nối lên Ngã Năm, lên Phụng
Hiệp. Tỉnh Rạch Giá liên lạc lên Sài Gòn nhờ đường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.