ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 156

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

Hậu và vịnh Xiêm La, về phía Tây Nam (phía Bắc nằm
trong lòng chảo của Bảy Núi, bị lụt), cụ thể là tỉnh Hậu
Giang, một phần của Kiên Giang, tỉnh Minh Hải ngày
nay. Miền Tiền Giang đã khá đầy đủ đường giao thông
thiên nhiên. Phía đất đồng bao la này, sông rạch đã ít
lại ngắn, rạch Giang Thành, Rạch Giá, sông Cái Lớn,
sông Cái Bé, sông Ông Đốc, sông Cửa Lớn đều chảy
theo hướng từ Tây qua Đông. Có những mảng đất đồng
dài suốt 50 cây số không có con kinh con rạch đáng kể,
mùa mưa, hiện ra vài lung bàu thấp, mùa nắng, lung
bàu khô cạn. Hai con kinh Vĩnh Tế và Thoại Hà đào từ
đời Gia Long đã vạch đúng hướng nhưng đóng khung
phía Bắc vùng ngập lụt. Với trình độ kỹ thuật thông
thường về thủy lợi, ai cũng thấy cần đào những con
kinh tương tợ như thế, về phía Tây Nam, càng nhiều
càng tốt, nhưng về công sức thì dân số thưa thớt không
giải quyết nổi. Từ năm 1896, viên chủ tỉnh Cần Thơ
thử đào con kinh nối rạch Ô Môn (bờ Hậu Giang) qua
ngọn sông Cái Bé đổ ra vịnh Xiêm La nhưng dở dang
vì dịch thời khí; dân phu bị truyền nhiễm khi uống
nước phèn trong ao vũng. Chủ tỉnh Rạch Giá cho rằng
với dân số ít và ngân quỹ tỉnh hạn chế, nếu đào kinh
thì tốn 26.000 đồng và huy động ít lắm là 13.000 dân
xâu để giải quyết 22 cây số kinh trong địa phận Rạch
Giá. Chủ tỉnh Rạch Giá muốn nói đến kế hoạch đào
con kinh Xà No (Pháp gọi kinh Bassac - Cái Lớn), nối
ngọn rạch Cần Thơ vào ngọn rạch Cái Tư, rạch này đổ
vào sông Cái Lớn ra vịnh Xiêm La.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.