SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
người Việt trưng khẩn từng lõm nhỏ, mức sản xuất có
thể tăng thêm, đời sống nhiều gia đình được cải thiện.
Vì chủ đất bận nhiều việc như làm quan, mua bán ở
Sài Gòn nên bày ra chế độ “bao quá”, tức là cho người
khác mướn khoán, hàng năm đóng số tiền hoặc số lúa
nhất định. Bởi vậy, xảy ra trường hợp bên Pháp hoặc
bên Anh thời phong kiến: người làm ruộng không bao
giờ thấy mặt người chủ đất (absentéisme). Người bao
quá đóng vai chủ, cho tá điền mướn đất lại, lẽ dĩ nhiên,
với địa tô cao, thêm một lần trung gian.
Việc cơ giới hóa nông nghiệp gần như không được
đề cập tới trước những năm 1825, nhân công rẻ mạt, bóc
lột kiểu phong kín cũng đủ cho chủ đất dư dả rồi. Còn
lý do kỹ thuật: chưa có máy cày thích hợp với đất đai;
máy của Pháp cày đất cứng, giá mua khá cao, lại nặng
về bảo trì, đưa về Sài Gòn tìm thợ chữa, khó mua phụ
tùng. Qua mùa cày, bỏ máy vào nhà kho, để chờ năm sau
mới sử dụng. Năm 1910 - 1911, vài đồn điền cho người
ra nước ngoài xem các loại máy cày, máy bừa nhưng
kết quả không đi đến đâu cả. Ở Đồng Tháp Mười, thử
dùng máy cày, rồi ngưng. Máy cày được dùng xới đất
cứng trồng cây cao su ở miền Đông và ở đất Campuchia.
Mãi đến năm 1930, trong toàn Nam Kỳ chỉ có 60 máy
cày sử dụng trong nghề làm ruộng nước, mặc dầu nhà
nước hứa trợ cấp một khoản tiền tượng trưng cho người
dám thử nghiệm.
Người Pháp khẩn đất làm ruộng được ưu đãi: ngay
trong năm đầu, đóng 1/5 thuế điền. Nghị định 13-4-1909