207
máy đến cách sửa chữa. Bốc xếp lúa gạo cũng vậy, người
Việt ở dưới quyền bọn cai thầu thân tín của chủ chành.
Trong nghề quản lý ghe chở lúa, tàu đò, xe đò thường
dùng tiếng Hoa. Xí nghiệp người Hoa tổ chức theo kiểu
phường hội, ít xảy ra tranh chấp hoặc đấu tranh lương
bổng đến mức nhờ chánh quyền can thiệp. Chủ nhân
mua chuộc bọn cai thầu và người quản lý; bọn này mua
chuộc hoặc hăm dọa để người lao động làm việc, chờ
cuối năm được chia ít nhiều tiền lời.
Ở tỉnh Bạc Liêu khi thành lập, con số người Hoa
trước kia khai 1.900 người được tăng thêm 3.000 nữa
(tất cả 4.900 người), còn một số bềnh bồng dưới ghe,
hoặc ở ruộng muối. Người Triều Châu tập trung về
phía Hậu Giang, nơi nhiều dịch vụ lúa gạo, nắm ngành
buôn bán tạp hóa. Năm 1882, trong số 12.484 dân Triều
Châu toàn Nam Kỳ (trừ Sài Gòn và Chợ Lớn), riêng
tỉnh Sóc Trăng (bấy giờ gồm một phần Bạc Liêu ăn
qua Phong Thạnh, Giá Rai) chiếm đến 5.300 người, còn
thêm khoảng 6.000 người Triều Châu khác, cũng ở Sóc
Trăng, chưa ghi tên vào bộ sổ. Tại Chợ Lớn, vào mùa
lúa, ghe thuyền tấp nập. Bạn ghe chài thường là người
Việt, dưới sự chỉ huy của “tằng khạo” người Hoa. Dân
sống lưu động ở Chợ Lớn khó kiểm soát. “Ai ơi, đừng
ham hốt bạc ghe chài, cột buồm cao, bao lúa nặng, tấm
đòn dài khó đi” (ca dao).
Vào khoảng 1926-1930, ở kinh Thủ Thừa, mỗi ngày
1.000 chuyến ghe chài chở lúa đi qua, từ tháng 1 đến
tháng 5. Toàn Nam Kỳ, lực lượng ghe chài loại to gồm