SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
khoảng 3.000 chiếc do giới mua bán lúa gạo ở Chợ Lớn
làm chủ. Ở vài trung tâm lớn, như chợ Cái Răng (Cần
Thơ) chành lúa và nhà máy cất dài theo mé sông khoảng
4 ki-lô-mét, xen vào dãy phố thương mãi.
Như trên đã nói, từ việc thâu mua, chuyên chở lúa
gạo ở Lục Tỉnh, tới việc xay xát chế biến lương thực và
xuất cảng trong toàn Nam Kỳ đều do tư sản người Hoa
thâu tóm trong tay.
Trong số những nhà máy ở Sài Gòn - Chợ Lớn, hoạt
động náo nhiệt nhất là những nhà máy xay lúa của họ
ở Bình Đông, Bình Tây cung ứng cho nhu cầu xuất
cảng to lớn.
Trong hai năm 1925-1926, số nhà máy xay tại Chợ
Lớn tăng gần gấp đôi; năm 1927, 70 nhà máy loại to
hoạt động, tổng cộng 13.000 sức ngựa, có thể xay ra
mỗi năm chừng 2.900.000 tấn gạo, trong khi yêu cầu
xuất cảng không hơn 1.300.000 tấn. Nhiều nhà đang
chuẩn bị lắp ráp, trong khi vài nhà đang phá sản. Nhà
máy hoạt động đúng năng suất vào mùa xuất khẩu, từ
tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Những tháng khác máy
chạy cầm chừng, cao nhất là 280 ngày trong năm, thấp
nhất là 100 ngày. Nhà máy Tong Vo, chiếm 9 héc-ta
đất, ra 800 tấn gạo trắng trong 24 giờ, 1.500 sức ngựa,
39 cối xay gạo lứt, 18 cối xay gạo trắng với công nhân
khuân vác thường trực lên đến 200, ngoài ra, còn 150
người vừa công nhân coi chạy máy và thơ ký, cặp rằng.
Trước năm 1930, việc thâu mua lúa của người Hoa
đã chặt chẽ, với giá cả qui định từng ngày tùy thị trường
nước ngoài (Hương Cảng và Singapore).