209
Hệ thống chuyên chở của họ gom về đầu mối là Chợ
Lớn hình thành như sau:
A
. Ở bờ Hậu Giang, gom lại hai nơi:
- Lấp Vò: Lúa từ Châu Đốc, Bảy Núi, Mặc Cần Dưng,
chợ Rạch Giá, núi Sập, chợ Long Xuyên.
- Trà Ôn - Cái Côn: Lúa từ Giồng Riềng, Gò Quao
(Rạch Giá), từ Cà Mau, Phước Long, Long Mỹ, Ngã
Năm, từ Giá Rai, Bạc Liêu, Phú Lộc, Sóc Trăng, Tiểu
Cần, Trà Cú, Bãi Xàu, Nhâm Lăng, từ chợ Cần Thơ, Ô
Môn, Cái Răng.
B
. Qua bến sông Tiền, lúa từ hai điểm vừa kể đi
ngang qua hai nơi:
- Cái Bè: Gom lúa từ trung tâm Lấp Vò, thêm lúa từ
Tân Châu, Hồng Ngự, Mỹ Luông, Sa Đéc, Vĩnh Long.
Thêm vào đó lúa từ Trà Ôn - Cái Côn đã kể trên.
- Mỹ Tho: Một phần từ Cái Bè, từ Hậu Giang đưa
lên, thêm lúa gom từ Trà Vinh, Mỏ Cày, Ba Tri.
Từ Cái Bè, ghe lúa theo kinh Bà Bèo, đến Tà Cú,
Bến Lức, Chợ Đệm, vào Chợ Lớn. Từ Mỹ Tho, ghe
lúa theo kinh chợ Gạo đến Chợ Lớn, theo đường dưới.
C
. Một phần lúa sản xuất tại Mỹ Tho, Gò Công, Tân
An bán thẳng về Chợ Lớn chở trên ghe từ 100 đến 300
tạ (tạ = 68 ki-lô).
Việc mua bán tiền hành trước khi gặt, phân công
rõ rệt:
- Chủ chành đảm nhận mua từ 10.000 giạ trở lên
- Tài phú (kế toán) của chành có quyền giải quyết
những dịch vụ từ 5.000 đến 10.000 giạ.