ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 211

211

bằng tay. Tầng lớp “bạn hàng xáo” hoạt động mạnh với
truyền thống lâu đời, chuyên bán gạo trắng, tấm, cám.
Ta có con số (năm 1931) Châu Đốc: 10 nhà máy; Long
Xuyên: 19: Sa Đéc: 23; Cần Thơ: 28; Vĩnh Long: 13;
Tân An: 27; tỉnh Chợ Lớn: 45; Mỹ Tho: 71; Gò Công:
34; Bến Tre: 33; Trà Vinh: 12; Sóc Trăng: 15; Bạc Liêu:
21; Rạch Giá: 33. Việc sửa chữa nhà máy và bán phụ
tùng cũng nằm trong tay người Hoa.

Gần tới mùa, điền chủ Việt và giới thâu mua thỏa

thuận trước về điều kiện. Hoặc điền chủ chịu bán với
giá cố định, người mau chịu trách nhiệm lời lỗ. Hoặc
hứa bán lúa, dành ưu tiên, theo thời giá. Người điền
chủ được mượn trước một số tiền. Đề phòng nạn trộm
cướp, bấy giờ người mua ít khi mang theo tiền mặt. Họ
đến gặp một chủ tiệm tạp hóa ở tỉnh hoặc ở quận, trong
đường dây. Giới mua lúa cho hàng tạp hóa phân phối
xuống tỉnh, đã an toàn lại còn thêm lợi.

Vì cần đến số tiền mặt khá to luân chuyển hàng ngày,

giới mua bán và chủ nhà máy phải giao dịch với những
ngân hàng quen thuộc. Khi có lúa đem vào chành, họ
lập tức đem lúa ấy cầm thế cho ngân hàng để vay ra
được khoảng 70 phần trăm trị giá, vay với tỷ lệ lời từ 9
đến 10 phần trăm. Nếu cần thêm tiền mặt, chủ nhà máy
hoặc chủ chành có thể cầm thế nhà máy, đất đai hoặc
nhà chành rồi chuộc lại. Khi làm ăn với những công ty
chuyên xuất cảng lúa gạo, giới mua bán người Hoa luôn
luôn được ứng trước 50 phần trăm, có khi đến 80 hoặc
100 phần trăm trị giá số gạo sẽ cung cấp theo giao kèo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.