SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Trong trường hợp người bán gạo dư tiền mặt, không
mượn trước thì công ty xuất cảng phải xem như có phận
sự bồi hoàn một số tiền lời, với nội dung là người ấy đã
ngầm cho người mua vay ngược lại. Tiền lời này, không
ai thắc mắc vì ngân hàng đài thọ mọi dịch vụ mua bán
đã sẵn sàng chịu thanh toán.
Khoảng 1926 - 1930, diện tích canh tác, mức sản
xuất lúa gạo lên cao chưa từng thấy từ trước. Chợ Lớn
dời về Bình Tây (gọi Chợ Lớn mới) do sáng kiến kinh
doanh của tay mại bản Quách Đàm. Chợ Tân Định cất
xong cũng vào khoảng thời gian này (1929).
Vùng Chợ Lớn về đêm (tập trung tại khu vực đèn
Năm Ngọn nay là đường Phùng Hưng) náo nhiệt lạ
thường, xáo trộn kim cổ. Chùa chiền của người Hoa
làm lễ cúng như hồi đời Mãn Thanh, hoặc xa xưa hơn,
nhưng các buổi khánh thành trụ sở Phòng thương mại,
trường học, bịnh viện thì dùng rượu sâm-banh! Đủ môn
cờ bạc, đủ trò buôn lậu. Trà đình, tửu điếm phỏng theo
kiểu Tô Châu, Hàng Châu ở bên Tàu.
Chợ Lớn là kho hàng phân phối tận miền Nam Trung
Kỳ, cung cấp một số hàng tiêu dùng cho Campuchia,
chưa nói đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lúa gạo
của đồng bằng và của Campuchia đưa về đây để xuất
cảng. Ban ngày, khói nhà máy che kín chân trời phía
Bình Đông, Bình Tây. Gom lúa vào tiết nắng gắt, sau
Tết. Bụi bặm mù mịt, nóng hổi, người vác khom lưng,
thở hổn hển với 100 kí-lô trên vai, chạy theo tấm đòn
dài, như chiếc cầu nhỏ nối từ be ghe lên bờ, rồi chạy