219
có 33 hột, nhưng năm sau, trồng thêm 1.000 hột mọc
được 600... để rồi 11 năm sau (1898-1909), thành hình
khu vườn đầu tiên với 45 héc-ta trên ngã tư Phú Nhuận,
ngoại ô Sài Gòn. Vườn cao su lại mở ra nhanh chóng
ở Xuân Lộc, Biên Hòa, Thủ Đức và tận đảo Phú Quốc,
Bảy Núi!
Vì nhu cầu thị trường gia tăng, thực dân thi nhau đầu
tư, nhân công Việt Nam quá rẻ, đất đai miền Đông còn
rộng. Khi thâu hoạch, cây cao su đem lợi tức đều đặn,
cao hơn cây lúa. Đến năm 1910, diện tích phỏng định
2.000 héc-ta. Rồi 10 năm tiếp theo, mặc dầu có chiến
tranh Thế giới thứ nhất, trồng thêm 15.000 héc-ta, do
những công ty nhiều vốn. Từ 1920 đến 1925, mặc dầu
giá hơi sụt nhưng bình quân mỗi năm diện tích tăng
3.500 héc-ta. Năm 1925 và 1926, giá lại tăng, vốn đầu
tư thêm nhiều. Năm 1926 tăng 13.700 héc-ta, năm 1927
thêm hơn 16.000. Năm 1928 tăng 11.000 héc-ta, cộng
tất cả diện tích là 77.000 héc-ta. Đến năm 1934, vườn
cao su đạt 127.000 héc-ta.
Người Hà Lan nghiên cứu từ 1917, để xác nhận giá
trị cây cao su tháp (ghép) năm 1923, khi mà người Pháp
mới bắt đầu nghiên cứu cây tháp rồi phổ biến mạnh từ
năm 1929.
Nhìn những con số, ta khó hình dung lại khung cảnh
khách quan, những biến động lớn về xã hội. Đất miền
Đông và một phần Campuchia lúc trước còn hoang vu,
với rừng tre, rừng chồi, rừng già. Khí hậu nói chung là
độc, với bịnh chói nước (rét rừng, cấp tính hoặc mãn