221
khoảng 100 héc-ta lúa, bắp, lại còn đất trồng cỏ để thử
chăn nuôi súc vật.
Tội ác của bọn chủ đồn điền đối với dân phu được
nhiều tư liệu mô tả, nhưng vẫn chưa cạn nguồn. Từ đồng
bằng Bắc bộ dân phu bị gạt gẫm, đi bộ ra đường cái, lắm
khi rất xa, để lên xe lửa. Cứ một đầu dân phu khỏe mạnh
đưa về, người cai đi mộ hưởng 40 đồng, trừ sở phí, còn
lời 10 đồng. Nếu dùng đường thủy sở phí nhẹ, lời nhiều
hơn. Đến Sài Gòn, dân phu sống tập trung trong trại ở
Xóm Chiếu rồi đưa lên đồn điền. Lúc đầu, vì cần khai
thác ngay, dân phu không đủ nhà ở, chính Nhà nước mãi
đến năm 1927 cũng nhìn nhận trong nhiều đồn điền, dân
phu còn sống chật hẹp trong nhà lá nhỏ, bình quân mỗi
người không được hai mét vuông. Thiếu vệ sinh, nước
sạch, thiếu cơ quan y tế, ngay ở trong đồn điền thành
lập từ lâu, khi dân phu đến quá nhanh.
Tuy bịnh hoạn thường xuyên, người phu phải làm
việc, nếu uể oải thì bị đánh đập. Họ thức từ 4 giờ sáng,
làm đến chiều tối. Bọn cặp-rằng nắm phương châm:
phải đánh, bất cứ có lý do hay không lý do. Năm 1926,
số người bịnh hoạn đến mức không làm việc ở tỷ lệ 6
phần trăm (100 người, 6 người nghỉ bệnh), nhưng đồn
điền đạt con số nghỉ bịnh đến 36 phần trăm (đồn điền
SICAF). Con số chánh thức về người chết được nhà cầm
quyền nêu ra, hẳn là che giấu phần lớn:
- Đồn điền trong tỉnh Thủ Dầu Một:
Năm 1925, 5.340 phu, chết 170 người.
Năm 1926, 11.395 phu, chết 267 người.