SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
- Đồn điền trong tỉnh Biên Hòa:
Năm 1925, 2.275 phu, chết 64 người.
Năm 1926, 4.498 phu, chết 52 người.
Đa số phu mộ từ Bắc Kỳ và Trung Kỳ đưa vào.
Trong năm thêm cao điểm, thí dụ như năm 1926, theo
thống kê của Pháp có 16.970 người, và năm tháng sau
(từ 1-1 đến 1-6-1927) thêm 11.293 người.
Năm 1926, đưa 1.593 dân phu về Bắc vì kém sức
khỏe hoặc mãn hạn giao kèo. Cũng năm này, 2.609 dân
phu mãn hạn đã xin ký giao kèo trở lại, nhưng đáng chú
ý là có đến 3.083 dân phu bỏ trốn trước khi dứt hạn, còn
mắc nợ của bọn chủ nhân, mặc dầu truy nã gắt gao, chỉ
bắt lại được 814 người.
Lực lượng dân phu tập trung như trong xí nghiệp,
hằng ngày làm việc đều đặn, với chỉ tiêu về năng suất,
từng giờ từng phút đe dọa về tánh mạng và sinh kế. Thêm
số công nhân lái máy cày, máy ủi đất, làm việc ở nhà
máy chế biến mủ thun. So với dân làm ruộng trong đồn
điền Pháp ở Hậu Giang, dân phu cao-su là một dạng
công nhân. Trong đồn điền lúa, tuy đông đảo, sống tập
trung nhưng kiểu làm việc vẫn tùy tiện, cá thể, người
đang cày, kẻ nghỉ ngơi vài ngày. Tệ đoan lớn nhất mà
thực dân cố tình gieo rắc và dung túng trong đồn điền
vẫn là cờ bạc, rượu chè, dân phu mắc nợ chồng chất,
không bao giờ thanh toán nổi, tạo không khí mất đoàn
kết giữa những người cùng cảnh ngộ.
Công xưởng Hải quân (Arsenal de la Marine) tức
Sở Ba Son vào khoảng năm 1914 dùng 1.600 công