SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
tính). Đồng bào ta ở thưa thớt, làm nghề rừng, hầm
than, làm rẫy hoặc trồng cây ăn trái, làm ruộng từng
lõm. Dân tộc ít người sống tập trung làm ruộng rẫy nơi
đất cao. Người Pháp còn nhắc lại thành tích “khai sơn
phá thạch” của những tay xung phong mở vườn. Trước
tiên, năm 1904 đồn điền Suzannah ở Bàu Cá thành hình
nhằm trồng cây bông vải, lấy tên người con gái của chủ
mà đặt (Suzanne Cazeau), viên quản lý ở ngôi nhà thiếu
tiện nghi, nhưng khi nằm ngủ hoặc ăn uống thì có người
“bồi” giựt dây quạt (quạt là miếng vải bố căng ra, treo
lủng lẳng, với sợi dây giựt đong đưa). Việc trồng bông
không khá, ba năm sau, phải lập tức nhổ bỏ để đem cây
cao su thay thế (1907). Vùng Lộc Ninh là rừng chồi,
rừng tre, năm 1912, bắt đầu đốt 1.000 héc-ta rừng cháy
đỏ rực ngày đêm, tiếng tre nổ như ở chiến trận, thú rừng
chạy tán loạn. Năm 1910, một nữ tướng là Souchère
được người Pháp gọi là “nàng công chúa cao su” đích
thân chỉ huy, quát tháo, mặc quần áo như đàn ông, đội
nón nỉ rộng vành, mang giày ủng, nói tiếng Việt khá
thành thạo, ban đêm mang súng tuần tra, bắn nai, bắn
heo rừng. Ở An Lộc, lúc đầu, bọn chủ mộ dân công từ
Nam Dương sẵn có tay nghề, nhưng thực dân Hà Lan
lại ngăn cấm. Người Hoa đã thử làm phu, nhưng chán
ngán: mua bán hoặc cuốc rẫy miền đồng bằng dễ sinh
lợi, ít bịnh tật hơn. Dân tộc ít người được khuyến dụ;
đến năm 1922, đồn điền Xuân Lộc, Courtenay còn một
số phu người dân tộc. Ở đồn điền, Courtenay ngoài cao
su còn trồng xen kẽ 5 héc-ta cây cà phê, 5 héc-ta dừa,