ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 273

273

kịch, nàng hầu nào đẹp, mà vừa mắt thì chúng cưỡng
bức đem xuống tàu hoặc đưa vào trại cưỡng hiếp”

. Tờ

bẩm của Phạm Tiến cho biết: khi Phan Thanh Giản vào
Sài Gòn ký hiệp ước cắt ba tỉnh miền Đông rồi ra lệnh
không cho nghĩa quân hoạt động ở vùng bị cắt thì “sĩ
phu các hạt gào khóc như mưa”

. Tờ bẩm nói trên cũng

ghi lại cuộc đánh giá của nghĩa quân lúc giặc bắt dân đào
kênh vành đai ở Sài Gòn. Bài phú Gia Định thất thủ hịch
kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, hịch Trương Định cùng
với bao nhiêu thi phú, ca dao đã bộc lộ tinh thần người
Bến Nghé và Nam Kỳ Lục Tỉnh “xanh vỏ, đỏ lòng”,
trái dưa hấu vỏ xanh, ruột đỏ là hình tượng thường dùng
để bỡn cợt thân mật ca ngợi người Gia Định thích đội
khăn be màu xanh và dùng dây thắt lưng màu đỏ. Màu
đỏ được ưa chuộng qua câu hát: “Ai mà thấu được lòng
ta. Ta cho một vóc hồ

- la nhuộm điều”.

Sinh hoạt của Bến Nghé thời xưa luôn luôn rộn rịp,

với vườn tược ở ngoại thành, chợ phố ở vùng cao hoặc
mé sông. Vài tư liệu của người Pháp hoặc người Âu đã
vô tình hay cố ý bôi bác những thành tựu của ta. Có tác
giả muốn ca ngợi công trình khai hóa của thực dân nên
mô tả Bến Nghé thời xưa là chợ sình lầy; không trật tự,
đến những chòm cây xanh mướt mãn năm cũng là “màu
xanh dơ dáy”

. So sánh Bến Nghé ở nước nông nghiệp

lạc hậu với bến cảng ở các nước châu Âu đã kỹ nghệ
hóa là không đúng chỗ. Hơn nữa khi Pháp đánh chiếm,
hầu hết đồng bào ta ra đi, nhiều nhà bị giặc đốt hoặc
do đồng bào tự nguyện đốt. Ở xứ nhiệt đới, côn trùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.