ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 271

271

đầu đường Yersin, mé rạch) nơi khá đông người nói trên
tập hợp, sống với nghề đốn lá dừa lợp nhà đem về dự
trữ, bán lại. Nơi đời sống dễ dãi, chủ nhà thường cho
đám tôi tớ được tự do khi họ phục dịch quá lâu, hoặc
bị bệnh, già yếu. Hoặc đám người bị bóc lột này trốn đi
chủ nhà không màng đến chuyện truy nã.

(1)

Trước khi đánh chiếm Trung Bộ, Nguyễn Ánh cố

nắm vững tình thế ở Gia Định nên ra lệnh triệu tập số
dân lưu tán vì giặc giã cùng là quan binh của Tây Sơn
còn lẫn lộn trong làng mạc, buộc phải ghi tên vào sổ
bộ, cho phép họ làm ruộng theo sinh hoạt bình thường.
Quan binh thất lạc của Tây Sơn còn rải rác ở mức độ
đáng kể. Nếu chịu ghi vào bộ sổ thì tinh thần họ chưa
chắc hướng về Nguyễn Ánh, ủng hộ chế độ mới. Mặc
dầu nhà Nguyễn sau này ổn định tình thế, trong nhân
dân luôn có mầm mống bất hợp tác. Tổng trấn Lê Văn
Duyệt với lối cai trị hà khắc, tiền trảm hậu tấu đã không
trấn áp nổi những người “cứng đầu”, phải chăng vì ảnh
hưởng của Tây Sơn còn sót lại, công khai hoặc kín đáo?
Khi Lê Văn Khôi theo Lê Văn Duyệt, chống vua Minh
Mạng - dấy binh đàn áp mạnh mẽ lại có thêm bao nhiêu
người ở khắp Nam Bộ oán hận chính sách trả thù tàn
bạo. Ai dính vào cuộc khởi loạn thì bị giết, ai có thái
độ cảm tình, ai có con cháu bị tình nghi thì bị hạch hỏi,
tù đày, tống tiền. Ta không quên phần lớn quân sĩ theo
Lê Văn Khôi vốn là tù phạm từ Thanh Hóa, Nghệ An

1 Đăng tập sang Sử Địa số 3 năm 1966, Sài Gòn từ trang 145.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.