ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 270

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

bến chợ là muôn ngàn cơ hội để mua chuộc lớp nghèo
thành thị gồm đa số không có ruộng đất đổ xô về. Bấy
giờ, dân số đứng tên chính thức trong bộ đinh không cần
nhiều; chừng 30 người hoặc ít hơn, nếu chịu trách nhiệm
đóng thuế với quan trên thì làng được nhìn nhận ngay.
Dân đứng tên trong bộ ở làng chỉ gồm điền chủ lớn nhỏ,
trung nông, thương gia. Tá điền và lớp nghèo thành thị
có quyền không ghi tên vào sổ bộ, sống theo quy chế
dân ngoại, dân lậu tùy thích. Nhưng đã là dân lậu thì họ
không được vào ban hương chức hội tề, không được dự
tiệc đình làng, không được kiện cáo bất cứ ai khi bị áp
bức. Và nếu bị tố cáo dầu là oan ức thì họ xem như là
có lỗi. Họ sống bồng bềnh, rày đây mai đó, làm ruộng,
làm mướn, thay đổi nơi cư trú. Có thể họ không biết
tiết kiệm, không tích cực góp vốn làm ăn nhưng trong
tình hình kinh tế dễ dãi ở Nam Bộ lúc bấy giờ họ còn
nhiều chỗ dung thân, với câu nói nửa đùa nửa thật: trời
sanh người, người nào cũng có lộc, không ít thì nhiều;
đất sanh cỏ, cỏ nào cũng có rễ, không ăn sâu thì cũng
ăn cạn vào đất mà mọc lên (Thiên sanh nhơn hà nhơn
vô lộc, địa sanh thảo hà thảo vô căn).

Nên kể thêm người Chăm, người Lào, người dân tộc

ở Cao Nguyên, rừng Biên Hòa đến đồng bằng và thành
thị, đời các chúa Nguyễn. Từ Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Quy Nhơn nhiều người giàu có đã vào Nam khẩn hoang
đã trở thành điền chủ, họ “mua người” làm công, làm
tôi tớ sai khiến hầu hạ. Tôi tớ có thể cưới hỏi nhau, sanh
con cái, lập nhà cửa riêng. Ở Bến Nghé có xóm Lá (nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.