SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
lại thỏa mãn óc tò mò. Bọn mại bản người Hoa sẵn sàng
lo hối lộ cho giới quan lại.
- “Nơi chợ Bình An, gọi là chỗ ở trộm cắp”. Chợ
Bình An ở khu vực Ba Cụm, giữa Chợ Lớn và Bến
Lức trên đường thủy đi về Vàm Cỏ Đông rồi đồng
bằng sông Cửu Long. Bọn trộm cắp ở sông rạch gọi là
“bối”
, chuyên nghề lấy của giữa ban ngày, ghe thuyền
qua lại không đề phòng thì mất quần áo, tiền bạc, hàng
hóa. Khắp Lục Tỉnh ai cũng nghe danh và sợ “bối Ba
Cụm”
. Ba Cụm là tên đất, ba cụm dây, ba cây da to
mọc gần nhau.
- “Nhiều người thông tiếng nói người Phước Kiến,
Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Tây Dương, Xiêm
La”
. Trịnh Hoài Đức chú thích: các nước phương Tây
như Phú lang sa (Pháp), Hồng mao (Anh), Mã Cao (Bồ
Đào Nha) đều gọi là Tây dương.
- “Nhà ngoại thương đều là người ngoại quốc đến,
người bản xứ chỉ biết mua bán nhỏ, đem chỗ nhiều đến
chỗ ít để kiếm lợi đủ tiêu xài hằng ngày mà thôi”
. Đời
nhà Nguyễn, việc ngoại thương đều do triều đình nắm
tất cả, sau lưng vua quan là phú thương, mại bản. Đồng
bào chỉ còn mua bán lẻ làm bạn hàng.
- “Tạc chuông khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, sĩ phu
ham đọc sách cốt yếu hiểu rõ đạo lý mà lại vụng về văn
từ”
. Ngày xưa tìm một thầy đồ giỏi như Võ Trường Toản
là khó, phần lớn là thầy đồ từ Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Nghệ An đến, trình độ không đồng đều. Người khá giả
thường cho con đi học xa tận Huế. Khí tiết của sĩ phu