269
phát huy rõ rệt khi có ngoại xâm: Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Thông, Hồ Huân Nghiệp.
- “Dân thành thị thì du đãng” (ĐNNTC), Trịnh Hoài
Đức nêu thêm chi tiết: “quen nghề thương mãi, nhiều
người ở chợ búa, ở dưới thuyền gọi dân giang hồ, có
lữ khách tụ hiệp gọi là dân tứ chánh (chiếng): Chánh,
nghĩa là người chánh gốc ở bốn phương bềnh bồng đến
tụ hội tại thành một chỗ vậy”
.
(1)
Người viết sử thời phong kiến có thói xem lớp nghèo
thành thị thất học là thiếu lễ giáo, không đáng tin cậy,
là tiểu nhân. Xét lại cho kỹ, ta thấy dân nghèo ở Bến
Nghé cũng như ở chợ làng, chợ huyện thời ấy là lớp
người bán sức lao động, vác lúa, chèo ghe mướn, mua
bán nhỏ lấy công làm lời. Họ không có vốn hoặc vốn
rất ít, sống không cần ngày mai vì còn sức lực, còn bà
con bạn bè giúp đỡ là còn kiếm được cơm cháo. Trong
một xã hội không có một tổ chức cứu tế, người nghèo
chỉ biết nương tựa vào tình nghĩa bạn bè. Ăn uống, xài
tiền rộng rãi với bạn bè để khi nguy nan thì được cứu
giúp trở lại. Chưa nói đến hoàn cảnh phức tạp với nạn
cờ bạc, mãi dâm, buôn lậu mà bọn cầm đầu có thế lực và
tiền bạc để lôi cuốn tay sai. Giành bến đò, bến thuyền,
1 Trong Đông Dương tạp chí số 98 năm 1961, mục Gương phong tục.
Đoàn Huy Bình giải thích: “Triều nhà Lê gọi bốn trấn Sơn Tây, Hải
Dương, Sơn Nam, Kinh Bắc là tứ chính. Các người ở bốn trấn ấy đến
ở kinh kỳ gọi là tứ chính quần cư. Nghĩa là những người ở cóp với
nhau cả. “Trai tứ chính gái giang hồ. Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng
nên”
nói những kẻ chồng đường vợ sá, gặp nhau nay khá cũng nên.