SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
sinh sôi nảy nở nhanh chóng với hai mùa mưa nắng; hễ
nhà cửa không tu bổ, vườn tược không săn sóc trong
đôi năm thì cây cỏ mọc um tùm trong nền nhà, nói chi
đến đường sá, cầu kỳ hư nát, rạch nhỏ cạn dần với phù
sa, rác rến và cỏ dại trăm thứ vừa sống vừa chết trên bãi
bùn. Khu vực nay là đường Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ,
Ba tháng Hai, từ góc đường Cách mạng tháng Tám bị
thực dân chê bai, đặt tên cánh đồng mồ mả (Plaine des
Tombeaux) vì xấu xí, vắng vẻ. Chúng quên rằng đồng
bào ta rất quý trọng mồ mả của người thân, dám xài tiền
để dựng bia, sơn phết. Chẳng qua khi giặc đến dân tản
cư rồi xây thành Phú Thọ nên mồ mả nằm trong vòng
cấm địa, không còn ai săn sóc. Tiếp đến, giặc đến cướp
đất, chia ra từng khoảnh bán lại cho bọn Pháp lập trại
chăn nuôi, trồng cây kỹ nghệ.
*
* *
Bài phú Cổ Gia Định ghi nhiều nét chấm phá về
phủ Gia Định, đặt là phủ do Nguyễn Hữu Cảnh lúc vào
Nam làm kinh lược. Xin trích dẫn tùy tiện, không theo
trước sau, bỏ bớt nhiều câu:
(1)
1 Còn gọi là Gia Định hoài cổ vịnh, tương truyền của Ngô Nhơn Tịnh
nhưng tác giả này mất từ năm 1813. Kinh mới đề cặp trong bài thì
đào trễ hơn, năm 1819. Rồi An Thông Hà, khai thông ngọn rạch cũ
vùng sình lầy, nối đầu đường Tản Đà ngày nay đến đầu đường Phú
Định, ăn vào kinh Ruột Ngựa, tức là từ cầu Bà Thuông (Bà Thông)
đến rạch Lào như GĐTTC chép. Bài này khuyết danh, soạn ra trước
khi Lê Văn Khôi khởi binh, Quy thành còn nguyên vẹn.