277
cũng đủ sống, họ thường gom lại nơi đình miếu, mỗi người
đều có mùng màn riêng, sống an nhàn vô sự, trộm cắp
ít xảy ra, trâu thì chuồng nhốt ngoài đồng. Dân ở đây
thích ca múa.
(Ta hiểu là thích hát bội.) Sống qua ngày,
nghêu ngao không còn thấy hứng thú để cày cấy vì nạn
địa tô, nợ vay nặng lời. Thêm lễ vật nộp cho chủ đất vào
ngày Tết nào vịt, gà rượu ngon, sáp ong”
.
Từ khi đi tiền phong mở đất, người Gia Định mãi
khổ cực. Thậm chí, Nguyễn Cư Trinh là quan to của
chúa Nguyễn cũng than thở, qua bài tâm sự nhân trận
giống tố ở Long Hồ:
Thủy đa ngạc ngư, lục xà hổ;
Tân điền bất túc tại nhân cầu...
Dưới sông nhiều cá sấu, trên bờ nhiều rắn, nhiều cọp.
Đất mới khẩn, lúa thu hoạch không đủ cho bọn quan lại
phong kiến vơ vét. Trong khi ấy, cũng theo lời thơ của
Nguyễn Cư Trinh: loài tôm và loài đĩa nhờ vào sóng
gió mà trèo cao, núp vào rường cột, ám chỉ bọn xu nịnh
tham tàn được bề trên tin cậy hơn.
Về giải trí, đồng bào Gia Định thời xưa dùng những
hình thức gì?
Ta có thể trả lời là ở Gia Định vẫn theo truyền thống
của cả nước, nhưng tùy hoàn cảnh. Thí dụ như môn đua
thuyền có cơ phát triển mạnh, nhờ nhiều sông rạch.
Ngày Tết trẻ con mặc áo mới, người lớn ăn uống đến
mức hoang phí để “xổ xui” và lấy hên. Môn đánh đu
bày ra nhiều kiểu đẹp và nhiều kiểu nguy hiểm. Đại
Nam Quấc Âm Tự Vị
của Huỳnh Tịnh Của mô tả đại để: