281
tiên; lúc chơi đu họ hát bài phiên nghe nhịp nhàng. Bài
phiên là điệu hành binh, giọng hùng hồn bộc lộ khí thế
của viên tướng chuẩn bị ra trận, tìm quân thù mà đánh,
cỡi ngựa lên núi đuổi cọp dữ mà giết.
(1)
Uống rượu say, cao hứng thì trình diễn bài điên, giả
điên với điệu bộ: “Kìa ma trêu trước cửa nọ quỷ lộng
sau hè! Bớ bây ơi! Bớ bây ơi! Tao sợ lắm, tao sợ lắm...
Con đàng lắc lẻo quanh co. Đây đã đến giang đầu.
Sao chẳng thấy con đò, đò đưa? Làm cho tôi càng chờ,
càng đợi càng trưa buổi đò. Bớ bây ơi, con đò nó nói
với tao làm vầy...”
.
Phần lớn các điệu nói trên phụ thuộc của hát bội;
những điệu của dân gian bổ sung một cách hữu cơ cho
sân khấu rồi từ sân khấu trở lại dân gian, cải biên ít nhiều.
Ca dao thời xưa cũng vì đó mà lắm khi đượm phong
vị của hát bội. Thí dụ như “Cả tiếng kêu người nghĩa
của mình”. “Nầy bớ anh Hai ơi, đi đâu đi vội...”
. Hoặc
nhái lại tiếng trống của người cầm chầu. “Thùng thùng,
cắc cắc, chim đậu không bắt lại chờ chim bay...”
.
Đến như lúc ma chay, việc động quan là một lớp hát
bội ngắn với nội dung rất khỏe. Người “nhưng quan”
(kiểu như là hát bội) diễn lại sự tích xưa, giống như
tích anh chàng Lía (Văn Doan). Đại khái, tên cướp
nọ sống ngoài vòng pháp luật, đang ngồi trên núi
chợt nghe bọn lâu la báo tin là mẹ ruột đã chết, trong
1 Gia Định báo số 6, ngày 24-2-1870 đăng tin ngày Tết tại chợ Thủ
Đức bày cuộc đánh đu tiên “có hát bội mặc áo mãng lên và xít và hát
cùng bắt bài phiên nghe rập ràng êm tai lắm”
.