ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 358

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

gia Chợ Lớn là bắt đầu làm ăn với cái gióng, cái gánh,
ngồi lề đường mua bán rồi vào tiệm, làm ông bang. Ăn
cháo suốt ngày lúc mới qua Chợ Lớn, rồi bữa cháo bữa
cơm, rồi ăn cơm, ăn cá ăn thịt, mua hầu thiếp trẻ tơ, hút
á phiện vào những năm cuối cuộc đời.

Giới điền chủ Nam Kỳ, giới tiểu tư sản thành thị đã

thấy cái tai họa ấy, từ những năm đầu thế kỷ XX. Phong
trào Duy Tân ở Nam Kỳ, rồi phong trào “Tẩy chay Xi-
noa”

diễn ra, chưa chi đã thất bại vì phía sau bọn mại

bản là thế lực của thực dân Pháp, của đế quốc phản động.

Người Việt ở Chợ Lớn khá đông, sống bằng nghề

hớt tóc, lao công vác búa, mua bán rong trên bộ, trên
sông. Hoặc thợ phụ, bạn ghe chài từ Lục Tỉnh lên. Ngoại
ô của Chợ Lớn là Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Đen, Chợ
Đệm, Bình Điền. Hai cuộc khởi nghĩa đã xảy ra vào
năm 1913 và 1916 với nông dân vùng Chợ Lớn, Tân
An và lớp nghèo thành thị Sài Gòn, Chợ Lớn. Cầm đầu
là Nguyễn Hữu Tri ở Cần Giuộc, với khẩu hiệu “giết
Tây”

đưa Phan Xích Long làm hoàng đế. Lần thứ nhất

đêm 23 rạng 24 tháng 3 năm 1913 một số cơ quan của
chính quyền Sài Gòn, Chợ Lớn bị đặt 8 quả bom nhưng
bị phát giác. Rồi bốn hôm sau, có 600 người áo đen quần
trắng, đeo bùa trừ súng đạn kéo vào nội thành, bị bắt,
giải tán. Lần thứ nhì đêm 11 rạng 12 tháng 2 năm 1916,
300 người đồng phục như trước kéo vào Sài Gòn toan
đánh phá dinh Thống đốc và Khám lớn. Tòa án quân
sự Pháp xử bắn 51 người. Phong trào này lan rộng hầu
hết các tỉnh Nam Kỳ, bị đàn áp thẳng tay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.