SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Khu phố Chợ Lớn lần hồi chia ra từng hộ, như
trường hợp Sài Gòn (Chợ Lớn gồm 20 hộ). Vào những
năm 1886 thực dân đưa ra hình thức “dân chủ”: chức
vụ hộ trưởng do dân bầu ra, nhưng quyền bầu chỉ dành
cho người đóng môn bài hạng khá, hoặc chủ phố, hoặc
công chức. Hộ trưởng có quyền thị nhận giấy tờ, góp
ý kiến lên cấp trên. Làm hộ trưởng thì tha hồ ăn hối
lộ, chứa cờ bạc, bao che buôn lậu, trộm cướp. Một số
“nhơn sĩ”
của Chợ Lớn từng là hộ trưởng rồi lên địa
vị giàu có, hoặc nhờ giàu có rồi mua chức hộ trưởng
để làm giàu thêm. Bốn tay giàu có nhất Nam Kỳ là
Nhứt Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định. Ngoại trừ
Sĩ làm giàu vì đất ruộng ở Tân An thì Phương (Tổng
đốc Phương), Xường (Tường, Lý Tường Quan) và Định
(Trần Hữu Định, người Minh Hương) đều từng làm hộ
trưởng ở Chợ Lớn!
“Chợ Lớn là thuộc địa của người Hoa”
đa số người
Pháp ở Đông Dương đều nhìn nhận như thế. Thực dân
Pháp dung túng cho họ theo sinh hoạt riêng, ưu đãi hòng
chia rẽ để trị; đúng ra là dựa vào thế lực, vào tổ chức, óc
thực dụng của tư sản thương nghiệp và mại bản người
Hoa để khống chế giới điền chủ Việt đang lúng túng
và giới tư sản Việt đang trở mình. Ở “thuộc địa Chợ
Lớn”
, người Hoa mang thái độ kỳ thị: tuyệt đối không
mướn người Việt làm công ở những khâu quan trọng.
Thợ mộc, thợ hồ, thợ máy chạy hơi nước (máy xay lúa
hoặc tàu thủy), thợ tiện, thợ sửa máy móc thông dụng
lúc đầu đa số là người Hoa từ Singapore, từ Hương Cảng