355
người Việt.
(1)
Hồi đầu thế kỷ XX, Công ty Thái Thuận
với vốn liếng người Hoa, do A Hỉ cầm đầu có 30 chiếc
chạy khắp đồng bằng sông Cửu Long, đến Phnôm Pênh
(trong khi Công ty đường sông của Pháp rất nhiều thế
lực có 44 chiếc).
Bắt chước theo tổ chức hội kín, một số người Việt
bày ra Hội chùa, Hội miễu bày lạc quyên, ăn uống.
Năm 1887 - 1888 thực dân tìm cách truy tố Hội vạn xe
(vạn, theo nghĩa tổ hợp, xe ngựa đưa rước hành khách)
ở Chợ Lớn, hội này toan nắm độc quyền về xe ngựa, tùy
hứng định giá, hà hiếp hành khách. Bọn cầm đầu của
Vạn kiểm soát các ổ mãi dâm, thâu thuế gánh hát bội
trình diễn trong vùng, đánh dập và đâm chém những ai
chống đối hoặc tố giác; trong xóm có thưa kiện thì phải
nhờ chúng giải quyết.
(2)
1 Lục Tỉnh Tân Văn, số 29, ngày 4-3- 1908 đăng bài Khổ vô sở tố, lên
án thái độ hống hách của tư sản người Hoa và tay sai. Tàu của chúng
đụng ghe người Việt thì bỏ chạy luôn, người bị chìm ghe trèo lên tàu
thì bị đánh, đạp xuống sông. Tàu đò bất tuân luật lệ giao thông, ghe
người Việt chạy buồm thì chúng vác củi (củi chụm nồi hơi nước) mà
liệng vào rồi dùng sào đánh đập người coi lái ghe. Chúng làm chuyện
sát nhơn, có bọn quan lại ăn hối lộ bao che.
2 Nguyễn Liên Phong. Điếu cổ hạ kim chi tập; nhà in l’Union, Sài Gòn,
1916 có nhiều tư liệu về số nhân vật hồi đầu thế kỷ XX.
Xin trích một đoạn của “Nam Kỳ phong tục...” cùng một tác giả nói
về Chợ Lớn: “Đàn bà vòng chuỗi chói ngời. Áo quần đẹp đẽ nói cười
thanh bai. Phấn hương xông ướp dồi mài. Lên xe xuống ngựa sắc tài
xuê xang. Lắm khi lãng phí chẳng màng. Gặp cơn bài bạc trăm ngàn
sá bao. Đánh đề với đánh bài cào. Chẳng kiêng quốc cấm ra vào
nghinh ngang. Du côn lắm kẻ bạo tàn. Chung quanh Chợ Lớn nhảy
tràn đảng phe. Trong mình thích tự
(xâm mình) không ghê. Củ chì,
tay sắt, lưỡi lê dòm rình. Thừa cơ ngộ sự bất bình. Hừng hừng nổi
giận đánh inh giữa trời. Rủi may sống chết như chơi. Coi nơi khám
lớn ví nơi cửa nhà...”
.