SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
đặc quyền giới điền chủ lớn nhỏ, cai tổng, hương chức
hội tề, hoặc công chức về hưu, vào những năm mở đầu
thế kỷ XX, ở các tỉnh trù phú Mỹ Tho, Vĩnh Long và
phụ cận, gọi là Miệt Vườn.
Đó là thời đại vàng son của từng lớp địa chủ mới.
Nhờ sự dung túng và khuyến khích của thực dân theo kế
hoạch của Toàn quyền Đu-me (Doumer), từng lớp này
trở nên mạnh mẽ, chiếm hữu nhiều cánh đồng cò bay
thẳng cánh, chiêu mộ tá điền, thiếu vốn thì tìm nhóm
cho vay Ấn kiều (Chetty, nôm na là xã-tri), nhóm mại
bản Chợ Lớn hoặc ở các tỉnh, hoặc Ngân hàng địa ốc
của Pháp.
Lúa gạo xuất cảng gia tăng, thực dân thấy có lợi
khi xuất tiền ra đào thêm kinh xáng ở miền Tây Nam
Bộ, tu sửa, nạo vét kinh rạch ở Tiền Giang. Hoặc bắt
dân xâu, cộng với tiền bạc của điền chủ cho đào thêm
một số kinh tiêu tưới cỡ nhỏ. Diện tích canh tác tăng
nhảy vọt từ con số 932.000 héc-ta ruộng năm 1890 lên
đến 1.524.000 vào năm 1910. Điền chủ thường giữ
chức cai phó tổng, hội đồng địa hạt, lại còn con cháu,
bà con gần xa làm thông phán, tri phủ nhờ vậy mà họ
am hiểu luật lệ khẩn đất, cách thức giành giựt đất lấn
ranh. Đời sống hàng ngày của họ thật nhàn nhã: đá gà,
cờ bạc, đọc truyện Tàu, hút thuốc phiện, đi Sài Gòn
hoặc tỉnh, quận gần xa để ăn uống. Việc quản lý ruộng
đất thì họ giao cho cặp rằng (cai điền), bọn này tha hồ
tác quái tác phúc, cho vay nặng lời, thâu địa tô, lạm
dụng quyền hạn.