SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Điền chủ bóc lột theo lối phong kiến, dĩ nhiên thích
chế độ quân chủ. Nhưng muốn được tự do mở mang
thương mãi, lập xí nghiệp thì phải đòi cải cách chế độ
đến chừng mực nào đó. Vì vậy mà mang tư tưởng đòi lập
hiến. Cụ Phan Bội Châu nhận xét rất sâu sắc khi lập Việt
Nam thương đoàn công hội (1906) ở Hương Cảng nhằm
mục đích giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày, không đặt
vấn đề giác ngộ chính trị, “khi hội đã thành lập, cử một
người làm hội trưởng là Phan Văn Tâm, Tâm là người
Nam Kỳ, thông chữä Anh, Pháp, biết được tình hình thế
giới khá nhiều nhưng lý tưởng quân chủ nặng lắm bởi vì
đặc tính người Nam Kỳ lúc bấy giờ cũng vẫn như thế”.
(1)
Phan Bội Châu vào Nam rất sớm, cuối năm 1903,
ở Sài Gòn vài ngày rồi đi Sa Đéc, Cần Thơ, đến vùng
biên giới ở Bảy Núi (An Giang) để tìm những chiến sĩ
trung kiên của phong trào Trương Định, Nguyễn Trung
Trực, Thủ khoa Huân còn sót lại.
Việc duy tân ở Nhật, ở Trung Quốc kích thích tinh
thần giới điền chủ, công chức thương gia Việt Nam. Họ
thấy nếu biết họp đoàn tổ chức công ty thương mãi, hùn
vốn lập xí nghiệp thì thâu lợi gấp bội có thể đánh tan
thế lực bọn mại bản và luôn cả thực dân Pháp.
Tháng 9 năm 1904, trên tuần báo Nông Cổ Mín Đàm
(uống trà, bàn chuyện canh nông và thương cổ tức là
mua bán). Lương Khắc Ninh nêu sáng kiến thành lập
một hãng buôn bán gồm phân nửa vốn của thương gia
1 Tự truyện của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu niên biểu, Nhóm nghiên
cứu Sử Địa, Sài Gòn xuất bản, 1973, trang 179.