ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 397

397

Pháp, phân nửa của người Việt để cung cấp hàng tạp
hóa cho các tỉnh theo giá sỉ, đồng thời thiết lập những
trung tâm mua lúa tại các chốt giao thông, đường thủy
ở mé sông Tiền, lập thành vựa tại Vàm Trà Ôn, Cù lao
Năm Thôn chợ cũ Mỹ Tho. Dụng ý là không cho lúa lọt
vào Chợ Lớn, vào tay mại bản Hoa kiều. Nhưng phải
đợi đến năm 1906, phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ mới
phát triển mạnh, bí mật lẫn công khai với cơ quan ngôn
luận chính thức là Lục Tỉnh Tân VănNông Cổ Mín
Đàm

(trong giai đoạn Trần Chánh Chiếu chủ biên).

(1)

Trần Chánh Chiếu thuộc vào hạng điền chủ lớn ở Rạch
Giá (Kiên Giang) sanh năm 1876, học trường Đa-trăn
(collège d’Adran) ở Sài Gòn, giao thiệp rộng, làm giáo
viên, làm thông ngôn rồi len lỏi nhập Pháp tịch. Nhờ
gặp Phan Bội Châu ở Sa Đéc, Trần Chánh Chiếu càng
hăng hái, hoạt động công khai, đưa phong trào lên cao.
Gọi cuộc Minh Tân, giải thích rằng đáng lẽ gọi Duy
Tân như ở Bắc, ở Trung nhưng muốn tránh niên hiệu
vua Duy Tân (kỵ húy). Sau hai năm, thực dân nghi ngờ
vì bọn cai trị (đặc biệt tên chủ tỉnh U-trây) và bọn Việt
gian (nguy hiểm nhất là Trần Bá Thọ, con Tổng đốc
Lộc) cứ tố cáo. Trần Chánh Chiếu viết bài khiêu khích

1 Theo Lương Khắc Ninh, những tờ báo Việt xuất hiện từ khi Pháp

đến Sài Gòn: Nam Kỳ (sống một năm), Phan Yên báo (Phiên An, tên
thành cũ, nói lái, sống hai tháng), Nông Cổ Mín Đàm (hơn sáu năm,
đang ra), Nhựt Báo tỉnh (gần ba năm đang ra) và Lục Tỉnh Tân Văn
mới ra. Bài của Lương Khắc Ninh viết trên Lục Tỉnh Tân Văn ngày
2-4-1908. Không thấy đề cập đến Gia Định Báo, có lẽ tác giả cho đó
là công báo chăng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.