ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 399

399

trường trung học sớm nhất. Lại còn thuận lợi về đường
thủy lên Sa Đéc, Phnôm Pênh. Đất tốt, đồng bào làm
ăn từ lâu năm đã tạo nếp sống định hình, ngoài lúa gạo
cá tôm còn vườn cam, quít, vườn dừa.

Trên Sài Gòn, dưới Mỹ Tho,
Đâu phong cảnh cũng nhường cho,
Lớn ròng chung rạch, chia đôi ngả,
Cũ mới phân nhau cũng một đò,
Phố cất vẽ vời xanh tợ lục,
Buồm dong lên xuống trắng như cò... (Học Lạc)

Xanh tợ lục là cây to che mát đường phố Mỹ Tho.

Buồm trắng như cò là ghe chở lúa lên Chợ Lớn.

Bấy giờ, đồng bào vẫn dùng tên truyền thống “Bến

Thành”

để gọi ngôi chợ mà thực dân cho dựng ở kinh

Lấp (nay đường Nguyễn Huệ) mặc dầu nó không ở bến
sông Sài Gòn như trước. Bến sông dành cho khu thương
cảng của thực dân. Chợ nhóm trong nhà lồng khá to (vị
trí Tổng nha ngân khố, nay là trường Ngân hàng III),
ban đầu lợp lá, bị cháy năm 1870 rồi cất lại với sườn
sắt. Trước mặt nhà lồng có con kinh, ngày xưa chảy
thẳng đến trước cửa dinh đốc lý (xã Tây), tức trụ sở
Ủy ban nhân dân thành phố ngày nay; một nhánh chảy
quẹo qua Nhà hát lớn, băng ngang Sở thú đến rạch Thị
Nghè. Kinh khá to, hai bên bờ dành cho hai con đường
rộng. Năm 1884, lấp từ phía đường Lê Lợi đến đường
Mạc Thị Bưởi ngày nay, phần còn lại thì bờ cẩn đá, từng
khoảng xây bậc thang cho ghe thuyền đưa hàng hóa lên
xuống. Ở khoảng đường Ngô Đức Kế và ở vàm kinh có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.