SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
hai cây cầu nối liền hai bờ. Đến năm 1887-1888, lắp
hẳn. Đường Võ Di Nguy, đường Tôn Thất Thiệp ngày
xưa đông đảo, tiệm quán rộn rịp. Nhà ga xe lửa ở đầu
đường Hàm Nghi, phía mé sông, đường này cũng là
kinh lấp lại.
(1)
Cơ sở quan trọng của phong trào đặt ở Nam Trung
khách sạn (góc Hàm Nghi - Võ Di Nguy, nay là mấy
tiệm bán thịt quay), gần ga xe lửa Mỹ Tho, vùng náo
nhiệt nhất. Hai căn phố lầu, tầng trệt dùng làm tòa soạn
báo Lục Tỉnh Tân Văn, phần còn lại và tầng lầu làm
nơi ăn uống và 20 phòng ngủ. Mấy tay điền chủ, cai
tổng, hương chức từ miền quê lên Sài Gòn ghé chơi,
được cơ hội tập tành theo nếp tư sản: bắt tay nhau chào
hỏi, uống rượu Tây, bàn chuyện quốc sự, biết giá cả thị
trường. Họ không còn cô độc như khi ghé quán Tàu,
quán Tây. “Lai vãng từ đây có chỗ nương (...) Trong
tiệm lao xao người sáu tỉnh. Ngoài hiên chộn rộn khách
đôi phương. Ăn uống dọn bày theo Nam Việt. Ghế bàn
sắp đặt cách Tây dương”
.
(2)
Tại khách sạn, sẵn người
chỉ dẫn giá lúa gạo, dừa khô, bắp, lại có mở lớp dạy
kế toán. Nam Trung khách sạn là thí điểm về lối kinh
doanh lớn với cổ phần; đúng kỳ bày ra hội nghị với
thư ký, quản lý, mỗi người chịu trách nhiệm báo cáo
tình hình. Phần văn nghệ được chú ý: “mỗi bữa từ 5
1 Tranh vẽ thời Pháp mới đến mô tả kinh này với cầu bắc ngang. Con
kinh nhỏ bên cạnh, lấp vào khoảng 1870 trở thành đường Hàm Nghi.
2 Những đoạn trong dấu ngoặc kép là trích nguyên văn Lục Tỉnh Tân
Văn.