SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
và đả kích luôn Tổng đốc Lộc. Mặt khác đề cao Nguyễn
Trung Trực, nghĩa quân và đội quản đã khởi nghĩa. Cuối
năm 1908, vài cơ sở ở Sài Gòn, Mỹ Tho bị giặc lục
soát, Trần Chánh Chiếu vào khám với nhiều thân hào,
nhân sĩ. Nhờ Pháp tịch, ông bị giam giữ chừng 4 tháng,
sau đó, phải bán tài sản cá nhân để trả lại phần hùn của
công quỹ. Rồi lo mua bán, thất vọng, cố giữ tiết tháo.
Về mặt công khai, ông khuấy động phong trào chống
Pháp, yểm trợ tích cực các chiến sĩ yêu nước qua Nhật,
Hương Cảng, đồng thời vận động giới điền chủ đưa con
em đi học bên Nhật. Con số thanh niên du học lên khá
cao, so với Bắc, Trung. Thâm ý của ông là lập chế độ
quân chủ lập hiến, suy tôn Cường Để làm vua, giới đại
điền chủ cũng mơ ước như thế, chờ mong sự can thiệp
trực tiếp của quân đội Nhật, thiếu hẳn tinh thần tự lực.
Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long trở nên rộn
rịp khi báo chí của phong trào nêu lên việc đánh đổ bọn
mại bản, bọn cho vay nặng lời với khẩu hiệu “đánh
Chệc, đuổi Chà”, “Trả Quan Công về nước, trả Phật
về Ấn Độ”
nên được hiểu theo thực chất của nó: đánh
đuổi một số mại bản và bọn cho vay đầu sỏ, đi đôi với
việc đánh đổ thực dân Pháp. Đây không phải là tinh
thần vị chủng mù quán, vì các nho sĩ phong trào luôn
luôn ca ngợi sự duy tân của Trung Quốc. Chỉ là một
kiểu nói công khai.
Địa điểm hoạt động chính yếu là Sài Gòn và Mỹ
Tho. Chọn lựa thật đúng. Mỹ Tho thành phố lớn nhất
của đồng bằng, với đường xe lửa nối liền lên Sài Gòn, có