ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 408

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

giữa sân khấu và khán giả, ngành cải lương trở thành
bộ môn định hình.

(1)

Tư tưởng thỏa hiệp của giới điền chủ, tư sản còn bộc

lộ trong tuồng tích và sách vở một thời nhắc chuyện Gia
Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc, hoàng tử Cảnh như
Tây. Nuối tiếc dĩ vãng, nhắc nhở Gia Long để gián tiếp
nhắc nhở hoàng thân Cường Để, quả là vô tình lọt vào
âm mưu có lợi cho thực dân Pháp.

*

* *

Chợ Bến Thành trở thành Chợ Cũ, dời thêm lần nữa

đến vị trí rộng rãi hơn gọi là chợ Bến Thành mới hoặc
Chợ Mới Sài Gòn, xây cất vào khoảng năm 1912, khai
trương linh đình vào tháng 3 năm 1914. Nhà ga xe lửa
dời theo về gần Chợ Mới. Nhà lồng Chợ Cũ nhường
nền cho ngôi nhà kho bạc. Khu vực từ đó gọi là Chợ
Cũ chỉ còn những con đường lần hồi hóa ra nhỏ bé, vì
xe hơi nhập cảng ngày thêm nhiều và dân số cũng gia
tăng. Phố xá lợp ngói âm dương, rui mè bằng cây trở
thành lạc hậu trong thời đại xi măng cốt sắt. Còn nổi
danh chăng là vài tiệm bán cơm thố, bán thịt heo quay,
tiệm cà phê với “hương gây mùi nhớ” mà người lớn tuổi

1 Xem bài Trần Phát Văn tường thuật buổi nói chuyện của Lương Khắc

Ninh nhan đề “Hí nghệ cải lương”, tại nhà hội Khuyến học Sài Gòn
đêm 28-3 năm 1917, đăng Nông Cổ Mín Đàm số 12 ngày 14-4-1917
để hiểu nguồn gốc sân khấu cải lương. Từ năm 1907, có tạp chí nhỏ
“Sài Gòn- Thêatre”

làm quảng cáo, giới thiệu và phê bình những

tuồng ở Nhà hát đô thành Sài Gòn, nhằm đối tượng khán giả Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.