407
lãnh tụ của đảng Lập Hiến cướp đất của nông dân vùng
Cái Sắn (Long Xuyên) xảy ra cuộc tranh chấp đẫm máu.
Dư âm của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ là việc
thành hình một tôn giáo (Cao Đài) với xu hướng vừa
phong kiến, vừa tư sản cải lương (Lê Văn Trung, Trương
Duy Toản) vào những năm trước 1927, lúc giai cấp công
nhân ở toàn quốc trở thành lực lượng trẻ trung hữu cơ.
Nguyễn Viên Kiều, Trương Duy Toản, Nguyễn
Trọng Quyền, Lương Khắc Ninh từng cổ súy cho
phong trào Duy Tân - đã thấm mệt sau khi lãnh bài
học đắt giá - xoay qua kiểu hoạt động hợp pháp để
cải cách nghệ thuật hát bội, đồng thời mô phỏng theo
kịch cổ điển, kịch lãng mạn Pháp. Nhà hát đô thành
Sài Gòn mở cửa từ đầu thế kỷ, mỗi mùa có lệ đón rước
tài tử và nhạc sĩ từ Pháp qua diễn, một số thân hào
công chức Việt đã đến xem, bấy giờ ăn khách nhứt
là nhạc kịch (Operette). Sân khấu cải lương cũng xây
dựng từ cơ sở những màn kịch ngắn, hoặc kiểu độc
diễn, ngâm thơ ra bộ mà giáo viên Pháp thường cho
học sinh trình bày vào dịp lễ, phát phần thưởng cuối
năm. Năm 1917, tờ Nông Cổ Mín Đàm loan tin “Hí
viện Lang-sa tại Gò Công”
, “công chức hát tuồng
theo Tây phương”
. Rồi dịp lễ Chánh Chung (14-7), hội
khuyến học Long Xuyên tổ chức hát. Tháng 10 năm
ấy, hát cải lương tại Gò Vấp, tại Sa Đéc. Từ tháng 9
trước đó, “cải lương kịch xã” hát tại rạp Ê-đen, Sài
Gòn. “Gò Công văn minh kịch xã” hát ở Gò Công vào
cuối tháng 12 năm 1917. Qua thời gian, với tác động