413
con heo chản quá nặng cân nên móng chân bẹt chản
ra - đến tám người khiêng mới nổi.
(1)
Chợ Bến Thành ngày nay, hồi Bác đi, chưa xây cất;
ba năm sau (1914) cất xong nhưng trước mặt còn ao
vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp,
chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người
cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi tới năm 1916 mới
bắt đầu đắp đường trải đá ong (đường Trần Hưng Đạo).
Xe lửa nối liền ra ngoại ô còn dùng hơi nước, đến
1913 mới cải tiến chạy với sức điện. Từ 1888, xuất hiện
xe kéo. Năm 1892, người Nhật tên Tokamath xin khai
thác độc quyền xe kéo, cho “cu-li” mướn, hắn chịu thuế
nhưng không được chấp thuận. Nhà đèn có từ cuối thế
kỷ trước tại đường nay là Hai Bà Trưng (ngay phía sau
Nhà hát lớn) rồi dời về Chợ Quán với qui mô to hơn,
chạy hơi nước. Năm 1909, Sài Gòn và Chợ Lớn thiết bị
tạm xong hệ thống đèn điện ở ngoài đường.
Về nước uống, sau nhiều lần bàn cãi, thăm dò, đến
1882 mới xây một hồ cao ở đầu đường Duy Tân (quảng
trường chiến sĩ cũ) để lọc mạch nước ngầm từ lòng đất
Phú Thọ chảy về, trước đó Sài Gòn chỉ dùng giếng cá
nhân. Xe hơi (ô tô) là phát minh mới của châu Âu, vài
chiếc được nhập cảng sớm dùng chuyên chở công văn
và thư từ trên mấy tuyến đường Sài Gòn - Tây Ninh,
1 Những giai thoại về ma, cọp, heo rừng này ghi lại trong Đối cổ kỳ
quan
của Đặng Lễ Nghi, Phát Tán xuất bản, Sài Gòn 1910.