SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Sài Gòn - Biên Hòa do người Pháp lãnh thầu. Xe hơi
nhập cảng thêm, từ sau năm 1903.
Năm 1906, tại vườn Bờ-rô (nay là Tao Đàn) nhơn
ngày lễ Chánh Chung kỷ niệm thành lập chánh thể Cộng
hòa bày cuộc thi lái xe hơi, cho xe chạy quanh quẹo;
bên đường dựng hình nộm (hình lính mã tà, vú em bồng
con, người Ấn Độ gác cửa...) hễ không đụng ngã là được
giải. Dịp này lại thi chạy xe đạp, đua xe kéo. Máy bay
có mặt vào năm 1910 do một nhóm trong quân đội Pháp
mua bộ phận rời, đem về Sài Gòn ráp lại.
(1)
Về mặt hành chánh, đô thành Sài Gòn lần lần nới
rộng, bao gồm vùng bên này Cầu Bông, Tân Định, rồi
Khánh Hội, Chánh Hưng. Diện tích thành phố Sài Gòn
(không có Chợ Lớn) vào năm 1907 là 1.674 ha. Tuy
thêm nhà cửa, dinh thự nhưng khu vực náo nhiệt vẫn
chưa phát triển ra khỏi đường nay là Cách mạng tháng
Tám, đường Nguyễn Thái Học. Giữa Sài Gòn và Chợ
Lớn, ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả
to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa,
những xóm nhà ổ chuột; bầy bò bầy dê đi lang thang
ăn cỏ. Phương tiện xê dịch thông dụng là xe kiếng khi
đổ mưa, người đánh xe mặc áo tơi bằng lá giống như
áo tơi của nông dân vậy thôi. Chở chuyến hàng hóa thì
dùng xe bò.
1 Công tước De Montpensier từ Pháp sang Sài Gòn săn bắn và ăn chơi,
đem chiếc ô tô đi thám hiểm đường mòn, từ Sài Gòn đến điện Ăng-co
bên Cam-pu-chia mất 29 ngày. Năm 1908 ở Sài Gòn có chừng 30
chiếc ô tô, kiểu còn thô sơ.