ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 416

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

Cai - Vân Nam huy động nhiều nhân công làm đường và
công nhân như thợ máy, tài xế. Về hầm mỏ, chú trọng
than đá ở Bắc Kỳ. Số công nhân mỏ từ 3.500 người năm
1905 tăng lên đến 10.500 vào năm 1909, ngay năm sau
lên đến 13.000. Hơn 20 công ty lớn tổ chức theo hình
thức nặc danh nhằm kinh doanh các ngành kỹ nghệ ở
Đông Dương như công ty xi măng, điện nước, bông vải,
cất rượu, nạo vét sông rạch và xây cất, chế tạo dưỡng khí
và axêtylen, các công ty lúa gạo, in ấn, thương mãi...

(1)

Trước kia, thực dân lo trồng mía làm đường. Đến

lúc họ nhận ra sự lầm lẫn, phải trồng ngay cây cao su
để cung ứng cho thị trường châu Âu, để cạnh tranh với
cao su Mã Lai và Nam Dương.

Người Anh đem cây cao su từ Braxin (Brésil) đến

đảo Tích Lan rồi gây giống đưa qua Sin-ga-go năm
1888, phổ biến ở Mã Lai. Người Pháp lấy giống cây cao
su từ Guy-an (Guyane, Trung Mỹ châu) đem về cảng
Mạc-xây, gởi qua Sài Gòn năm 1897, phân phối cho Sở
ương cây ở Ông Yệm (Thủ Dầu Một), ở Nha Trang và
vài nhà trồng tỉa.

Vườn cao su đầu tiên thành lập năm 1907 tại ngoại

ô Sài Gòn (khu vực sân “gôn”, Ngã tư Phú Nhuận đi
Ngã Năm) diện tích 45 ha hột giống đem từ đảo Tích
Lan, chủ nhân là Cảnh sát trưởng Sài Gòn, tên Ben-lăn,

1 Xem Ngô Văn Hòa và Dương Kinh Quốc. Giai cấp công nhân Việt

Nam những năm trước thành lập Đảng

. NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1978.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.