477
“đối lập”, công kích nhà cầm quyền, bêu xấu bọn hội
đồng quản hạt, địa hạt, chê bai chính sách thuộc địa, lột
trần những kẻ làm chính trị “xôi thịt”. Nam Kỳ là xứ
bị bóc lột từ đời các chúa Nguyễn, đến thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ; nhiều thế hệ trôi qua và mãi đến con cháu
đương thời, chưa ai chánh phủ thực dân, phong kiến
nào tốt với dân cả!
Báo chí Sài Gòn đã cải tiến với tốc độ nhanh, theo mô
hình báo chí Pháp để rồi mang sắc thái Sài Gòn khá rõ
nét, các chủ báo được nể nang. Luật báo chí ở xứ thuộc
địa tương đối dễ dãi hơn Bắc và Trung Kỳ. Nhiều ký
giả, nhà thơ, nhà văn từ Bắc, Trung vào với đóng góp
đáng kể. Chi tiết nhỏ: Hàn Mạc Tử bắt đầu phụ trách
mục Thơ của tờ báo Sài Gòn; báo này do một người từ
Quảng Ngãi, sau khi thất bại trong nghề làm lao công
ở Lục Tỉnh bèn đứng ra... làm chủ báo. Ký giả, nhà báo
vi phạm luật lệ có thể bị tòa án trục xuất về sinh quán
(Bắc và Trung Kỳ), báo giới, ký giả đã tổ chức nghiệp
đoàn, hoạt động tương đối sôi nổi.
Xứ thuộc địa, giấy tờ công văn phần lớn dùng chữ
Pháp. Suốt thời gian dài, báo chữ Pháp, do người Việt
đứng tên, được hưởng qui chế rộng rãi nên có thể “ăn
nói mạnh”, so với báo chữ Việt. Người biết Pháp văn
đọc rồi phổ biến lại cho giới khác, tóm tắt nội dung.
Người Hoa ra báo chữ Hoa.
Nhờ báo chí, cuộc tranh đấu giành quyền sống được
hữu hiệu. Những vụ Nọc Nạn, Thạnh Quới, Ba Thê, với
hành động cướp bóc của bọn địa chủ, lấn hiếp người