ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 479

479

cảnh của Lào, Campuchia thường là do Việt kiều làm
công chức trên ấy ghi lại, với hình ảnh.

Báo Xuân luôn luôn được độc giả chờ đón, so sánh,

mỗi người mua năm ba số khác nhau, để chưng bày tại
phòng khách, hoặc làm “tặng phẩm” cho bạn bè, bà
con. Phòng mạch của bác sĩ, tiệm hớt tóc, nhà chùa đều
chưng bày báo Xuân. Tiền lời của báo này thường được
chủ báo giao trọn cho bộ biên tập, cho công nhân nhà
in, một dạng “phúc lợi” ngoài lương tháng 13.

Xem lại những báo Xuân từ 1931, ta không khỏi xúc

động khi gặp những hồi ký về ngày tết trong tù ở Sài
Gòn, Côn Đảo, về đời sống gia đình của các chiến sĩ
như Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn
Nguyễn. Chồng ở tù, vợ con ở nhà ăn Tết như thế nào?

Báo chí hàng ngày thường văn phong “viết như nói”,

đặc tính của văn chương Nam Bộ, xuất phát từ khi chữ
quốc ngữ mới phổ biến với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh
Tịnh Của. “Văn nói” khác với “văn viết”, luộm thuộm
nhưng hồn nhiên, thân mật, lắm khi sai văn phạm nhưng
rõ nghĩa. Kiểu ăn nói bình dân. Vài nhà xã hội học đã
luyến tiếc cái hương vị của kiểu ăn nói mộc mạc, không
gò bó, Pháp gọi là anacoluthe, thí dụ: “Ra chợ uống cà
phê thì tôi muốn đi, mà cá tôm ít, người nhóm thưa thớt,
mưa nhiều, ở nhà vui hơn”.

Nói đến ký giả, đồng bào hiểu là người trực tiếp bênh

vực cho đời sống hàng ngày của đồng bào, từ chuyện
lớn chuyện nhỏ. Những người mang “sứ mạng”, tuy
rằng lắm khi “nhà báo nói láo ăn tiền”. Hiện ra trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.