ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 481

481

chợ Bến Thành trong khi khúc đuôi còn ở phía Nhà hát
lớn. Ký giả gồm vỏn vẹn ba mươi người nhưng đồng
bào mọi giới, mọi ngành đã có cớ để tham chiến. Giới
ký giả buổi ấy, tuy nhiều báo bị đóng cửa, vẫn chưa đến
mức đói phải mang bị mang gậy ăn mày. Đó là sự thị
uy của lý tưởng dân chủ, của chính nghĩa.

Xem hát cải lương đã là nhu cầu lớn; thích điện ảnh,

nhưng đồng thời, mê cải lương. Đây là ngành kinh doanh
để sinh lợi nhưng rất phiêu lưu; giữ cho một tờ nhựt báo
đứng vững đã khó; một đoàn cải lương muốn trở thành
“đại ban” lại khó hơn. Hễ thành công, mỗi ngày hoặc
mỗi đêm tha hồ thu hàng vạn đồng, “vừa chửi vừa la
cũng đắc hàng”; khi vô duyên, không hợp “khẩu vị” của
thân chủ thì trong 24 giờ cũng tuột dốc thảm hại. Làm
chủ báo, làm bầu gánh hát, phải giỏi về quản lý, khó
tánh hoặc phóng khoáng quá mức đều thất bại.

Tuy co cụm trước trào lưu mới, ngành hát bội vẫn

sống được, diễn thường trực ở điểm cố định, gần chợ
Cầu Ông Lãnh; người lớn tuổi và giới trẻ, phần lớn thuộc
giới lao động thích xem và bảo dưỡng. Dịp Tết, nhờ hát
đình doanh thu khá hơn. Cải cách vừa phải tuyển chọn
lớp nghệ sĩ trẻ, câu hát bớt chữ Hán cho dễ hiểu, thỉnh
thoảng xen bản nhạc tài tử, thử nghiệm những tuồng mới
như Nguyễn Huệ đại chiến Gò Đống Đa, Trần Hưng Đạo
bình Nguyên

. Những nghệ nhân già dặn trong nghề vẫn

theo “nghiệp tổ”: Thành Tôn, Minh Tơ, cô Năm Đồ, cô
Ba Út, cô Năm Sa Đéc, được trân trọng. Từ sau Đệ nhứt
thế chiến, hội Khuyến học Sài Gòn hoạt động mạnh thu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.