SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
hút giới trí thức ham chuộng văn hóa Đông Tây. Do yêu
cầu của tình hình, ban đầu lập ra Ban chấn hưng hát bội,
rồi lấy tên Hội Khuyến lệ cổ ca (cuối năm 1957 được
nhìn nhận hợp pháp). Mỗi năm, hội này tổ chức đôi ba
buổi hát, nhằm thao tác cho nghệ nhân, giữ chuẩn mực
cổ điển, tránh tình trạng buông lỏng, suy thoái. Lăng
Ông Bà Chiểu, đình Phú Trung (Phú Nhuận), đình Cầu
Quan, trường Quốc gia Âm nhạc là nơi Hội tổ chức
trình diễn, được tán thưởng, nhứt là tuồng San Hậu. Cụ
Đỗ Văn Rở, nhân sĩ lão thành, am tường nghệ thuật hát
bội thường cầm chầu trong bầu không khí trang trọng.
Trên Đài phát thanh của chế độ cũ, tuồng hát bội vẫn
giữ được chỗ đứng.
Tuồng cải lương là thành tựu đáng kể của người Sài
Gòn và phía đồng bằng. Xuất phát từ Mỹ Tho, Sa Đéc,
ngành này được “nâng cấp” và nhìn nhận là sân khấu
dân tộc trước công chúng Sài Gòn. Cải lương không quá
“trí tuệ” như kịch nói, không câu nệ ước lệ như hát bội.
Bản vọng cổ đã tổng hợp những âm hưởng trữ tình của
các điệu hò, điệu lý. Vọng cổ ra đời, ở thôn quê bớt hò
bớt lý, giới buôn bán đường dài trên sông (thương hồ)
ít hát đối đáp; dịp giỗ, cưới lấy vọng cổ làm bài chính
yếu để giải trí.
Sân khấu cải lương đã tổng hợp được cổ kim và có
khả năng tiếp thâu những đề tài xã hội, lịch sử. Không
quá hùng tráng (thế mạnh của hát bội), không nặng nề
về suy tư trừu tượng như kịch nói, nhờ vậy đem những
giây phút thoải mái cho người xem. Những bản “tài tử”